Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Câu đằng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Câu đằng là một loại thuốc đông y với nhiều công dụng được các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc dân gian với nhiều công dụng vô cùng hiệu quả.

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Câu đằng

Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Câu đằng

Sơ lược thông tin về cây thuốc Câu Đằng

Câu đằng hay còn được gọi một số tên khác như Gai móc câu, thuần câu câu. Câu đằng là loại cây thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae), có tên khoa học là Uncaria sp. (Uncaria rhynchophylla). Cây câu đằng thuộc dạng thân leo, cành non có rãnh dọc thiết diện vuông góc có màu xanh nhạt. Cây già có màu xám đen. Cuống Câu đèn lá ngắn, mọc đối, có lá kèm, ở kẽ lá có gai nhỏ mọc cong xuống dưới. Cứ 1 mấu 2 gai lại xen phải 1 mấu có gai. Hoa mọc thành cụm, hình cầu mọc thành từng chùm hoặc đơn độc ở vùng đầu cành, kẽ lá,…Quả câu đằng có nang dài và dẹt, có chứa nhiều hạt có cánh.

Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, trong câu đằng có thành phần chính là Alcaloid. Trong thân và rễ câu đằng có khoảng 0,041 % Alcaloid toàn phần với khoảng 28,9 % rhynchophyllin và isorhynchophuyllin. Bên cạnh đó, Alcaloid còn được phân bố ở một số bộ phận khác như là:

  • Vỏ, thân, cành: hirsutin và hirsutein.
  • Lá. thân, móc câu: có chứa isorhynchophuyllin, rhynchophyllin, isocorynoxcin và corynoxcin.
  • Thân và lá: gồm các thành phần như akumigin, rhynchophin và valestachotchamin.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Câu đằng

Câu đằng là một loại cây dạng dây leo

Câu đằng là một loại cây dạng dây leo

  1. Trị chứng đau đầu, chóng mặt: 15 g câu đằng, 30 g thạch cao, 7,5 g cam thảo, 15 g cúc hoa, 15 g phục thần, 15 g trần bì và 15 g mạch môn.Đem các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng 12g bột để pha như trà. Lọc bỏ bã trước khi uống.
  2. Chữa phong nhiệt, co giật, trẻ em bị co giật do sốt cao: 12 g câu đằng, 10 g quảng tê giác bột, 10 g thiên ma, 5g toàn yết, 3g mộc hương và 3 g cam thảo.Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước để uống.
  3. Trị huyết áp cao: Chuẩn bị 12g câu đằng, 9 g tàn diệp, 9 g cúc hoa và 9g hạ khô thảo. Sắc lấy nước uống theo liều lượng trên. 
  4. Trị liệt thần kinh mặt: Lấy khoảng 60 g câu đằng và hà thủ ô tươi đem đi rửa sạch và sắc lấy nước uống.
  5. Chữa chứng khóc đêm cho trẻ: 3 g câu đằng, 3 g thuyền thoái và 1g bạc hà. Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống khoảng 2 – 3 ngày.
  6. Trị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt
  • Bài 1: 12 g câu đằng, sa sâm, hạ khô thảo, mạch môn, kỷ tử, thạch hộc, mẫu lệ mỗi thứ 8 g, địa cốt bì, táo nhân, cúc hoa, trạch tả mỗi thứ 6 g đem sắc lấy nước uống.
  • Bài 2: Câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi thứ 12 g, 10 g hạ khô thảo, 9 g đỗ trọng, 6g hoàng cầm sắc lấy nước uống trong ngày.
  1. Trị chứng sốt uống ván: chuẩn bị nguyên liệu 15 g câu đằng, 15 g tang diệp, 10g hoàng cầm, 60 g thạch cao, 6 g đởm nam tinh, 30g thuyền thoái, 10 g toàn yết, 10 g bạch phụ tử và 2 con ngô công. Sau đó mang đi sắc lấy nước uống mỗi ngày, ngày 1 thang.
  2. Trị trúng phong: chuẩn bị các dược liệu 30 g câu đằng, 15 g hàng bạch thược, 15 g địa long, 90g trân châu mẫu, 9g sinh địa hoàng và 45 ml trúc lịch. Đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 thang ở giai đoạn cấp tính.

Câu đằng được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Câu đằng được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh

Những điểm cần chú ý khi dùng câu đằng

Theo khuyến cáo của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo rằng, mặc dù câu đằng là dược liệu có ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng. Câu đằng chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Người bị huyết áp thấp.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Người truyền máu.

Bên cạnh đó, để sử dụng câu đằng để chữa bệnh cũng nên lưu ý:

  • Không nên sắc thuốc quá lâu, tránh làm mất tác dụng thực sự của chúng.
  • Không được tự ý kết hợp các vị thuốc hoặc kết hợp câu đằng với thuốc Tây.
  • Sử dụng ấm sứ hoặc thủy tinh để sắc thuốc thay vì sử dụng đồ dùng kim loại.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cây câu đằng cũng như bổ sung cho bản thân nhiều kiến thức Y học bổ ích.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường