Khổ đởm thảo: Có công dụng trị bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khổ đởm thảo hay còn được gọi là cây lá đắng hay nhất kiến kỷ… Đây là một loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích. Vậy Khổ đởm thảo có công dụng trị bệnh gì?

Cây Khổ đởm thảo là gì?

Thông tin về thảo dược Khổ đởm thảo

Cây khổ đởm thảo trong danh sách vị thuốc bắc có tên khoa học là Andrographis paniculata, đây loại cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). 

Cây khổ đởm thảo mọc thẳng đứng, có nhiều cành, chiều cao trung bình 0,3m đến 0,8m. Cây lá nguyên, mềm, mọc đối xứng và có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn dài hoặc hơi có hình mác với hai đầu nhọn. Lá có chiều dài 3cm đến 12cm và rộng 3,5cm. Hoa mọc thành chùm hình chùy ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, điểm hồng. Quả dài, hơi nhẵn có chiều dài 15mm và rộng 3,5mm. Hạt khổ đởm thảo hình trụ.

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur  cho biết, trong cây khổ đởm thảo có các hoạt chất hóa học được tìm thấy trong khổ đởm thảo như tanin, glucozit đắng như androgaphiolide và neoandrographiolide.

Một vài bài thuốc trị bệnh từ cây khổ đởm thảo 

Chữa tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc tiểu dắt: Hái khoảng 15 lá khổ đởm thảo tươi, giã nát và hoặc vào máy xay xay nhuyễn. Lọc lấy nước và thêm chút mật ong vào uống.

Giải độc, thanh nhiệt cơ thể: Sử dụng 30g khổ đởm thảo khô đun nước và uống hàng ngày

Chữa viêm nhiễm ngoài da, mụn nhọt: Sử dụng lá cây khổ đởm thảo tươi đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị viêm nhiễm hoặc mụn nhọt. Đắp thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.

Bài thuốc trị bệnh từ cây khổ đởm thảo

Chữa viêm gan B: Sử dụng 15g khổ đởm thảo sắc chung với 1 lít nước và các vị thuốc khác như 25g cây xạ đen, 25g cây cà gai leo. Sắc uống liên tục trong 3 tháng.

Chữa ho do lạnh: Dùng 12g khổ đởm thảo, 10g tang bạch bì, 10g địa cốt bì và 8g cam thảo. Sắc uống. Dùng 5 đến 7 ngày.

Trị viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mãn tính và ho: Sử dụng 15g khổ đởm thảo, 10g củ bách bộ, 10g kim ngân hoa, 10g củ mạch môn. Sắc với 1 lít nước và uống trong ngày. Sử dụng liên tục 1 tuần để đạt được kết quả trị liệu tốt.

Trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh kiết lỵ: Sử dụng 20g khổ đởm thảo sắc chung với 10g khổ sâm. Uống mỗi ngày.

Chữa rắn độc cắn: Sử dụng lá cây khổ đởm thảo giã nát đắp lên miệng vết rắn cắn. Đồng thời, dùng 30 gram thân cây nấu nước uống.

Trị viêm họng, viêm amidan: Khổ đởm thảo, kim ngân hoa, mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 12 gram.Sắc uống. Dùng liên tục 7 – 9 ngày.

Dược sĩ Pasteur chia sẻ lưu ý khi sử dụng khổ đởm thảo

Ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe con người, thì các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo rằng Khổ đởm thảo có thể gây tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn, những đối tượng này không nên sử dụng như:

  • Người tỳ vị hư hàn.
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú.
  • Người bị tụt huyết áp.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con.
  • Người có chứng máu không đông hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy máu, người sau phẫu thuật.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin cũng như các món ăn bài thuốc từ thảo dược khổ đởm thảo. Bài viết mang tính tham khảo kiến thức y dược, không thay thế đơn thuốc bác sĩ!

Nguồn: Thuốc Bắc Việt Nam tổng hợp