Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đã có rất nhiều ca mắc bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh và đây là một căn bệnh nguy hiểm, thường kèm theo có viêm màng não mủ.

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ

Theo kiến thức Đông Y cho biết, trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, do đó mà rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các căn bệnh từ thông thường cho tới nguy hiểm. Trong đó, không thể không nhắc tới nhiễm trùng máu – do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ gây ra. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Các giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược Yên Bái – Trường Cao đẳng Dược Pasteur cũng bổ sung thêm: Nhiễm trùng máu xảy ra khi các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình… tấn công vào hệ tuần hoàn máu của trẻ từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng máu bằng những con đường nào?

– Nhiễm trùng trong tử cung: vi khuẩn truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai

– Nhiễm trùng khi sinh: thời gian sinh nở kéo dài, màng thai vỡ sớm… vi khuẩn xâm nhập vào khoang màng ối qua đường sản đạo, thai nhi có thể hít phải hoặc nuốt nước ối bẩn vào trong bụng gây viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu, cũng có thể do khử trùng không tốt, bị thương khiến vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào máu từ những chỗ bị thương trên niêm mạc da.

– Nhiễm trùng sau khi sinh: vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu qua các con đường như niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, rốn cũng là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.

Nhiễm trùng máu có những triệu chứng gì?

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho hay: Tùy thuộc vào loại vi khuẩn mà căn bệnh này có thể biểu hiện ra ngoài với những triệu chứng khác nhau, dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp trẻ khi bị nhiễm trùng máu đều sẽ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao trên 38 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35 độ C.
  • Chán ăn cũng như không muốn bú sữa.
  • Phản ứng chậm, tiếng khóc cũng yếu.
  • Thường xuyên buồn ngủ và khi đã ngủ thì ngủ li bì.
  • Hô hấp không tốt, thở nhanh hay thở khò khè.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng.
  • Da vàng, tím tái hoặc xanh xao bất thường.

Nhiễm trùng máu có những triệu chứng gì?

Nhiễm trùng máu có những triệu chứng gì?

Phương pháp điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao dẳng Y Dược Pasteur cho biết: Do tùy theo từng loại vi khuẩn khác nhau mà căn bệnh nhiễm trùng máu cũng có biểu hiện và cách xử trí khác nhau. Do đó mà bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để có thể có chuẩn đoán chính xác nhất.

Việc chữa trị nhiễm trùng máu cực kỳ phức tạp. Trẻ bị nhiễm trùng máu đều phải điều trị tích cực, nhiều trường hợp phải lọc máu. Các trường hợp bị nhiễm trùng máu cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nhi để phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Những cách phòng tránh nhiễm trùng máu

Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên chú ý tới chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như khám thai định kỳ để đảm bảo không có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây ra những bệnh không mong muốn cho bản thân và trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong vài tuần đầu sau khi sinh, các mẹ cũng nên lưu ý trong cách chăm sóc trẻ, thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh từ đó có cách điều trị kịp thời và chính xác.

Để phòng nhiễm trùng máu các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm dẫn tới diễn biến nặng gây ra nhiễm trùng máu. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phải được đặc biệt theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur