Trước tình trạng rong kinh diễn ra phổ biến hiện nay các Y sĩ Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc nam chữa rong kinh hiệu quả.
- Đánh bay hôi nách nhanh chóng với quả mướp đắng
- Điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả bằng những bài thuốc Đông Y
- Vị thuốc cam toại trong YHCT có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt
Bài thuốc hay chữa rong kinh trong Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn đến rong kinh là do nội thương phần nhiều là lo nghĩ quá độ, ăn uống thất thường; do ngoại thương phần nhiều là nhiễm phong hàn, thấp, viêm nhiễm hoặc sang thương,… Với mong muốn giúp các chị em có thể chủ động trong việc nâng cao sức khỏe, các Y sĩ Y học cổ truyền đã tổng hợp và gửi đến một số bài thuốc hay như sau:
Bài thuốc hay chữa rong kinh trong Y học cổ truyền
– Trường hợp rong kinh, da xanh, ăn ngủ kém, do tỳ hư không thống nhiếp huyết:
Phép trị: bổ khí kiện tỳ cầm huyết. Theo đó, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc sau theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền như:
- Gương sen, nghệ khô liều bằng nhau sao vàng tán nhỏ rồi cho vào lọ dùng ngày 3 lần, mỗi lần 12g.
- Củ sen 100g, hạt sen 30g tươi, kinh giới 40g, sắc uống 3 lần mỗi ngày một thang.
- Ngải cứu 100g, gan heo 40g hoặc gan gà vịt, nấu ăn cả cái lẫn nước.
– Trường hợp rong kinh mà người nóng nhiệt mặt đỏ do can huyết nhiệt:
Phép trị: Thanh nhiệt cầm huyết, mát can. Người bệnh có thể dùng một trong những bài thuốc sau đây:
- Đậu đen 50g, nấm mèo 20g, ngó sen 40g, nấu ăn cả cái lẫn nước.
- Cỏ mực, lá sen, hoa hòe, mỗi vị 12g sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống vài thang.
- Tâm sen 12g, hoa hòe 12g, rễ tranh 20g, thảo quyết minh 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Ngó sen 40g, đậu đen 50g, nấm mèo 20g nấu ăn cả cái lẫn nước.
- Bồ hoàng (hoa cỏ nến) 20g, gương sen 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Rau dền cơm 100g, trắc bá diệp 50g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Tâm sen 10g, đậu đỏ 40g, lá tre 20g, trắc bá diệp 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tổng hợp một số bài thuốc hay trong YHCT
– Trường hợp rong kinh hay bị sang thương, viêm nhiễm hoặc đau bụng do huyết ứ:
Phép trị: hoạt huyết, chỉ huyết, hành ứ. Người bệnh có thể tham khảo một trong các bài sau:
- Lá huyết dụ, nghệ, xơ mướp 20g sao vàng, rễ cỏ tranh mỗi vị 20g, sắc uống ngày 1 thang.
- Lá sen sao vàng 14g, cỏ cú 16g, hoàng bá nam sao đen 12g, nga truật 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Kinh giới 50g, mã đề 20g, rau má 40g, tươi giã tươi vắt nước uống hoặc sắc uống ngày 1 thang.
- Bách thảo sương, (bồ hóng nấu bằng rơm rạ) 15g, bồ hoàng (hoa cỏ nến) 15g sau đó sắc uống ngày vài lần.
- Ích mẫu, hương phụ, uất kim, ngải cứu mỗi vị 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Tam thất, hương phụ, gừng sao đen liều bằng nhau tán nhỏ, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần tầm 12g uống với nước ấm.
Đây đều là những bài thuốc hay trong dân gian, thậm chí còn được đưa vào trong một số tài liệu đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền nhờ ưu điểm đa phần không có tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt đc hiệu quả cao nhất.
Nguồn: thuocbac.edu.vn