Bách thảo sương vị thuốc với tên khác là Nhọ nồi. Thứ nhọ dính nơi đáy nồi do trong quá trình đun nấu người ta đốt hàng trăm thứ cây cỏ tạo ra. Thiên nhiên vốn kì diệu ở chỗ cả những thứ tưởng chừng như ít sử dụng lại được có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh.
- Cây Anh túc – Vị thuốc từ loài cây cấm
- Thảo Quyết Minh – Công dụng đối với sức khỏe
- Cây muồng trâu Vị thuốc chữa bệnh không cần kháng sinh
Bách thảo sương
Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn tương đối đầy đủ về vị thuốc này.
Mô tả vị thuốc, phân bố
Theo tìm hiểu của Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung- GV Cao đẳng Dược TPHCM:
Tên gọi khác: Nhọ nồi, Lọ nghẹ, Muội nồi, Táo đột mặc, Táo môi, …
Tên khoa học: Pulvis fumicarbonisatus
- Mô tả
- Nó là muội đen cạo ra từ đáy soong nồi. Muội này do rơm rạ, các thứ cây cỏ đốt cháy trong quá trình đun nấu người ta đốt hàng trăm thứ cây cỏ lâu ngày thành khói tạo thành nên có tên gọi Bách thảo sương.
- Trong các loại nồi đun thì chọn muội nồi đất nấu cơm là tốt nhất.
- Thứ muội màu đen nhánh lấy ra từ đáy nồi đất đó không được lẫn tạp chất là tốt nhất.
- Khi lấy ta cẩn thận phân biệt với Bồ hóng (Ô long vĩ), có màu đen nâu, bột không mịn, không lóng lánh.
- Bách thảo sương, Vị thuốc được lấy ra từ đáy nồi
- Nơi phân bố
- Ở Việt Nam, vị thuốc này chủ yếu đến từ các vùng nông thôn trồng lúa, có sử dụng rơm rạ hay cây cỏ để đun đốt.
Cách Bào chế, bảo quản vị thuốc Bách thảo sương
- Cách bào chế
*Theo YHCT Việt Nam:
Muội nồi được cạo từ nồi đất phần không bị lẫn tạp chất, đen nhánh.
Cho vào cối tán nhỏ rồi rây qua rây theo kích cỡ qui định, lấy bột mịn
* Theo YHCT Trung Quốc:
Muội nồi sau khi thu được đem sàng 1 – 2 lần để loại bỏ hết tạp chất.
Sau đó đem thủy phi hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác tán bột làm viên hoàn.
+ Khi dùng vào dạng thuốc thang thì chú ý cho vào túi vải sắc để bột thuốc không bị lẫn vào trong các bã thuốc khác, làm giảm mất lượng thuốc sử dụng.
+ Còn nếu dùng làm viên hoàn tán thì phối hợp với các thuốc khác mà tán bột.
- Bảo quản
Để nơi khô ráo, kín đáo, tránh ẩm mốc, hư hỏng.
Thành phần hóa học
Phân tích thành phần của dược liệu thành phần chủ yếu thu được là Carbon (than bột)
Công dụng của vị thuốc
- Bách thảo sương là vị thuốc cay, tính ôn. Được quy vào 2 kinh Tâm và Phế.
- Vị thuốc này có công năng: Chỉ huyết, tiêu ích, giải độc, sát khuẩn, chống viêm, cầm máu rất tốt. Nên nó chữa những chứng bệnh sau:
- Ho ra máu, Nôn ra máu
- Chảy máu chân răng
- Chảy máu cam
- Phụ nữ bị rong kinh, bị băng huyết
- Cầm máu vết thương bị đâm chém
Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chữa được những chứng bệnh như:
- Trẻ con lở đầu
- Hói đầu, Rụng tóc
- Phụ nữ sinh con đẻ khó bị ra máu
- Chữa trị thai chết lưu trong bụng mẹ
- Chữa trị những bệnh kiết lỵ, tả lỵ
Bách thảo sương chữa trị chứng hói đầu
Nói tóm lại, nó là vị thuốc chữa rất hay những chứng bệnh về huyết, như Lý Thời Trân đã từng có nhận xét về vị thuốc này: “Bách thảo sương là vị thuốc cầm được cả mọi chứng thất huyết, dưới cũng như trên, nhất là người đàn bà bị chứng băng huyết, chứng đới hạ, không cứ rằng thai tiền hay sản hậu mọi chứng huyết đều trị được cả”.
Một số bài thuốc hay chữa bệnh từ Bách thảo sương
1.Chữa trị chứng chảy máu cam không khỏi
Dùng 1 lượng bột cực nhỏ của vị thuốc này thổi vào mũi sẽ có hiệu quả ngay.
2.Chữa trị chứng kẽ răng ra máu
Dùng một ít bột Bách thảo sương, xát trực tiếp vào chân răng.Cùng kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ. (theo “Tập giản phương”)
3.Chữa trị chứng phụ nữ bị băng huyết, rong kinh
Bách thảo sương 8gr hòa với nước mật con chó, khuấy đều chia ra làm 2 lần mà uống hoặc dùng phối hợp Đương quy sắc với rượu để uống. (theo “Kinh nghiệm phương”)
4.Chữa trị bệnh sinh ngược, sinh ngang, kinh nguyệt không đều sau sinh, rong kinh sau sinh:
Bách thảo sương, Bạch chỉ 2 vị đồng lượng, tán bột,uống 6g/lần với nước tiểu trẻ con, giấm uống với nước nóng 2 lần/ngày (Đỗ Nhâm Phương)
5.Chữa trị thai động ra máu hoặc thai chết lưu:
Bách thảo sương 6g, Phục long can 15g, Tông lư hôi 3g, Tất cả đem tán bột,uống 3-6g/lần với nước hay rượu trộn nước tiểu trẻ con
6.Chữa trị chứng “bạch đới” ở phụ nữ
Bách thảo sương, Hương kim mặc mỗi vị 40gr, Mực tàu tốt 20gr. Tất cả đem tán thành bột.Dùng 1 cái gan heo mổ đôi nhét bột thuốc vào bên trong, lấy giấy ướt bọc bên ngoài đem nướng chín, khi ăn uống phải kèm thêm chút rượu nóng để đưa thuốc xuống. (theo “Vĩnh loại kiềm phương”)
7.Chữa trị chứng tả lỵ dữ dội
Dùng bột Bách thảo sương hòa với nước cơm mà uống 2 đồng cân.
8.Chữa trị lỵ ra máu mũi có kèm nhiệt:
Bách thảo sương, Hoàng liên mỗi vị 30g, tán bột,uống 6g/lần với rượu, ngày 2 lần
9. Chữa trị lỵ thời kỳ đầu:
Bách thảo sương 9g, Bán hạ 2,1g, Kim mặc 3g, Ba đậu 14 trái nghiền ép bỏ dầu đi, tán bột,rồi trộn với 9g Hoàng lạp cùng với dầu vừng làm viên hoàn, to bằng hạt đậu xanh,uống 3-5 viên/lần với nước gừng
10.Chữa trị chứng lở đầu
Dùng nước sôi pha chút giấm vào nước mà rửa cho sạch, rồi cho vào 1 chút Khinh phấn hòa với dầu mè bôi lên chổ vết lở, sẽ khỏi sau vài ngày. (theo “Chứng loại bản thảo phương”)
Bệnh lở đầu
11.Trị ho ra máu, nôn ra máu do lạm dụng rượu bia:
Dùng bách thảo sương theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: bột bách thảo sương 6g hòa với 1 ly nước gạo nếp,uống 1 lần/ngày cho tới khi hết ho ra máu, nôn ra máu;
Cách 2: Bách thảo sương 15g +hoa hòe khô 90g.Hoa hòe tán thành bột mịn, rồi trộn chung với bách thảo sương, bỏ vào hũ kín,uống ngày 6g bột thuốc uống với nước sắc từ rễ tranh.
Liều dùng:
- Liều dùng cho vị thuốc này thường mỗi ngày là 6 – 12g.
- Thầy thuốc sẽ cần nhắc chỉ định liều lượng cho phù hợp với mục đích chữa trị, và từng đối tượng bệnh nhân và tình trạng bệnh
Bách thảo sương sau khi được sơ chế
Lưu ý khi dùng Bách thảo sương
Theo cho biết của một số GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur :
Hiệu quả cũng như mức độ an toàn của bách thảo sương chưa được chứng minh qua nghiên cứu y học hiện đại. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc Đông y trước khi áp dụng. Đặc biệt là khi dùng cho bệnh nhân bị nặng, những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ em.
– Những bài thuốc không cho kết quả ngay trong một sớm một chiều. Một khi sử dụng dược liệu này thì phải uống hay đắp thuốc duy trì trong một thời gian nhất định.
– Những người không có ứ trệ tránh dùng
– Cẩn thận tránh sử dụng nhầm dược liệu. Vì Bách thảo sương rất dễ bị nhầm lẫn với bồ hóng (gọi là ô long vĩ ) – một thứ có màu đen hoặc nâu, không được mịn.
Bách thảo sương là vị thuốc trong dân gian, được thể hiện sự phong phú trong kho tàng thuốc dân tộc cũng như tính linh động của cha ông ta trong dùng thuốc. Kho tàng ấy vẫn được lưu truyền đến sau này, là vốn quý cho tất cả chúng ta đến tận ngày nay. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng bất cứ một vị thuốc nào để chữa trị, nên có sự tham khảo ý kiến từ những người thầy thuốc có chuyên môn./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung