Tìm hiểu công dụng giải độc tuyệt vời của vị thuốc Cam thảo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cam thảo là một vị thuốc Bắc được sử dụng rất nhiều trong đông y và tây y. Ngoài việc được dùng trong các bài thuốc Bắc, thì cam thảo còn được dùng trong các kỹ nghệ thuốc lá, làm nước giải khát.

vi-thuoc-bac-cam-thao-trong-dong-y

Vị thuốc Bắc cam thảo trong Đông y

Cam thảo theo Đông y còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo và quốc lão. Cam thảo thuộc họ cánh bướm Fabaceae.

Nhận biết cây cam thảo:

Cam thảo là cây sống lâu năm, thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầy nhọn, mép nguyên, dài 2 – 5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu cây nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14 – 22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3 – 4 cm, rộng 6 – 8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

Tác dụng dược lý của cam thảo:

Giải độc: cam thảo có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, các chất độc của cá lớn, rắn và làm giảm tình trạng bị choáng. Ngoài ra thì cam thảo cũng có tác dụng giải chất độc của độc tố uốn ván.

cay-cam-thao

Cây cam thảo

Có tác dụng tương đương như cocticon: cam thảo tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thuỷ thũng đồng thời cũng điều trị các vết loét trong bộ máy tiêu hoá.

Công dụng và liều dùng vị thuốc Bắc cam thảo:

Theo dược học cổ truyền thì cam thảo có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc và điều hoà các vị thuốc.

Trong trường hợp người bệnh muốn thanh toả thì có thể dùng sống, muốn ôn trung thì nướng lên. Nướng lên chữa tỳ hư gây ra đi phân lỏng, vị hư gây khát nước, phế hư gây ra bệnh ho. Ngoài ra thì cam thảo cũng có tác dụng trong điều trị đau họng ung thư.

Trong Y học cổ truyền thì ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược bào chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc thì cam thảo còn 2 công dụng chủ yếu là:

  • Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống từ 7 – 14 ngày sau đó dừng vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
  • Chữa bệnh Ađidơ: trong cam thảo có chứa axit glyretic có cấu tạo như coctison, có tác dụng trong việc chuyển hoá các chất điện giải, giữ lại Natri và Clorua và giúp tăng bài tiết kali.

tra-tu-cam-thao

Công dụng của cam thảo trong Y học cổ truyền

Trên đây là những công dụng của vị thuốc Bắc cam thảo trong việc điều trị giải độc cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều cam thảo là tốt, mà nên sử dụng theo liều lượng được quy định bởi các thầy thuốc để tránh gây hại cho cơ thể.