Rất người bị viêm mũi dị ứng thường dùng kháng sinh hoặc tân dược để điều trị . Nhưng đó không phải là liệu pháp điều trị tốt bởi thường xảy ra tác dụng phụ .
- Râu ngô – Nhiều công dụng, rẻ tiền và rất dễ kiếm
- Điều trị đau nhức xương khớp nhờ công dụng tuyệt với từ lá lốt
- Hạt sen và tác dụng “vàng” không phải ai cũng biết
Triệu chứng và nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng là gì ?
Sau đây trang thuốc bắc sẽ đưa ra những triệu chứng và nguyên nhân cơ bản để bạn hiểu hơn về viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là bệnh xảy ra ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: họng, mũi, xoang,… sẽ gây kích thích và viêm lớp niêm mạc. Người bệnh sẽ có biểu hiện ngứa, hắt hơi liên tục một tràng dài.
Viêm mũi dị ứng có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông thú,..hay do cơ địa của mỗi người bị dị ứng,…thì có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao.
Chữa viêm mũi dị ứng cực hiệu quả từ bài thuốc dân gian sau
Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc là một bài thuốc dân gian quý có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh, ngoài chữa viêm xoang thì hoa ngũ sắc còn có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt và hiệu quả. Vì trong hoa ngũ sắc có chứa hàm lượng cadinen, caryophyllen, gettocromen,…có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, ngạt sổ mũi, chảy dịch nhanh chóng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Theo Dược sĩ – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur , để có thể làm rượu tỏi thì bạn cần chuẩn bị 2 lạng tỏi đã bóc vỏ, nửa lít rượu và 1 bình để ngâm. Tỏi bóc sạch vỏ đem thái nhỏ, cho vào bình chứa khoảng nửa lít rượu, ngâm khoảng 10 ngày là có thể uống được. Khi uống, bạn đem pha với một ít nước, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng sớm và tối. Thực hiện như vậy nhiều lần thì các triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ giảm đáng kể .
Chữa viêm mũi dị ứng bằng râu ngô và đương quy
Râu ngô và đương quy có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng như: chảy dịch, nóng sốt, có đờm, đau vùng trán, vùng đầu,…Râu ngô là món ăn bài thuốc dễ kiếm, được trồng nhiều ở các vùng nông thôn, nước râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Hơn nữa trong râu ngô còn có hàm lượng sytesterol, isotol, saponin…các chất này có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, hạ nhiệt,… Rễ đương quy thì có tác dụng bổ huyết và hoạt huyết. Nên khi kết hợp dây ngô và rễ đương quy sẽ là một bài thuốc hữu hiệu trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Theo Dược Sĩ –Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur Cơ Sở TPHCM