10 lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nếu bạn bị sốt xuất huyết hãy thực hiện chế độ ăn uống với việc ăn cháo, súp, đu đủ, uống nước cam… để vượt qua các cơn sốt và nhanh chóng phục hồi.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Một số biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết lan truyền chủ yếu là do muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể có thể dẫn tới tử vong hay gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn có các biểu hiện như sốt cao, đau khớp, nhức đầu và phát ban… và có 5 dấu hiệu sau cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng:

– Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì

– Nôn tăng

– Tự dưng kêu đau bụng ho

– Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn

– Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…

Bác sĩ Trường Giang làm công tác giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho hay trong những trường hợp biết những triệu chứng trên nếu biết cách tự chăm sóc và chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh và đẩy nhanh khả năng hồi phục của cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh sốt xuất huyết

Cháo ngũ cốc

Các loại ngũ cốc ngon là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng. Hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo rằng bạn có đủ sức chống lại căn bệnh. Cháo rất dễ nuốt và tiêu hóa. Nhớ ăn nhiều cháo khi bạn bị sốt xuất huyết.

Súp

Súp là một trong những thức ăn tốt nhất để điều trị và làm dịu các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Súp ít gia vị và vì thế rất tốt cho sự tiêu hóa.

Cam

Cam có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp điều trị chứng khó tiêu. Đây là trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Đu đủ

Đu đủ được coi là một loại thuốc. Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes – muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Các nghiên cứu khác kết luận rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách dùng: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc có thể giảm các triệu chứng của sốt xuất huyết. Bạn nên chọn hương vị như thảo quả, bạc hà hoặc gừng. Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên giảm sốt rất tốt.

Nước dừa

Sốt thường gây mất nước. Nước dừa là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì là nguồn nước tự nhiên, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.

Nước ép rau

Bạn có thể điều trị các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết bằng cách uống nước ép rau tươi. Cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác đặc biệt tốt khi bị sốt xuất huyết. Những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đau cho bệnh nhân.

Nước trái cây

Các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TPHCM chia sẻ, Trong các loại trái cây như cam, dứa, dâu tây, ổi và kiwi tăng sản xuất lympho bào, chống nhiễm virus và Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả, kích hoạt cơ thể sản xuất collagen và tăng cường hệ thống miễn dịch.Vì thế, bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải uống nhiều nước trái cây.

Lá neem

Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim. Các chiết xuất từ dung dịch lá neem có thể ức chế virus dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Tránh thực phẩm dầu mỡ

Một trong những vấn đề thường gặp khi bị bệnh sốt xuất huyết là dạ dày. Khi đó không nên ăn thức ăn có dầu và cay vì sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Tránh những thức ăn dầu mỡ nhiều

Ngoài ra bạn cũng không được ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen như nước xá xị, coca, nước trái cây sẫm màu, canh củ dền, dưa hấu, huyết… Mục đích của việc kiêng khem này là để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết (chảy máu) khi người bệnh có triệu chứng nôn ói trong quá trình điều trị bệnh.

Nguồn: thuocbac.edu.vn