Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc trị bệnh từ cây rau sam

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Rau Sam là một loại cây hay còn được gọi với tên khác là mã xỉ thái, mã xỉ hiện… Đây là một loại dược liệu được các thầy thuốc sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh đặc biệt hữu ích.

Thông tin cần biết về cây Rau Sam

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn Sài Gòn Rau Sam là một loại cây thuộc họ Rau sam (danh pháp khoa học: Portulacaceae), cây có tên khoa học là Portulaca oleracea L. Rau sam mọc hoang ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta.

Rau sam là loài thực vật thân cỏ, mọc bò, thân mầm, trơn nhẵn và sống nhiều năm. Thân cây có màu đỏ tía, chiều dài trung bình từ 10 cm đến 30cm. Lá Rau sam trơn bóng, có hình bầu dục dài, phía cuống nhọn và thường không có cuống. Lá rau sam rộng khoảng 8 đến 14mm và dài khoảng 1.5 đến 2cm. Lá có xu hướng mọc vòng và bao quanh các hoa. Hoa thường mọc ở đầu ngọn, không có cuống, nhỏ và có màu vàng tươi. Quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Rễ rau sam gồm có rễ cái và nhiều rễ con dạng sợi. Loài thực vật này dễ phát triển và có thể sinh sống ở những vùng đất khô hạn, cứng và nghèo dinh dưỡng.

Trong cây Rau Sam có chứa các thành phần hóa học như sắt, magie, vitamin PP, B1, B2, C, A, acid folic, choline, natri, biflavonoid, canxi, kali, oxalic, nicotinic, liquiritin và noradrenalin,….

Rau Sam và một số bài thuốc trị bệnh

Dưới đây là một số bài thuốc đông y hay từ rau sam:

Chữa bí tiểu và nhiễm trực khuẩn lỵ: Sử dụng rau sam tươi và cỏ sữa lá nhỏ mỗi thứ 100g. Đem sắc uống hằng ngày.

Trị lỵ ở trẻ nhỏ: Sử dụng một ít rau sam tươi. Sau đó mang rửa sạch, để ráo và giã nát, vắt lấy nước cốt, đun sôi, thêm ít mật vào và cho trẻ uống.

Trị sốt phát ban gây nổi mẩn trên da: Sử dụng 1 ít rau sam tươi. Mang vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp, dùng bã xoa lên người (tập trung vào vùng cổ, nách và bẹn)

Trị ngộ độc thuốc: Sử dụng 1 ít rau sam tươi. Mang rửa sạch, giã nát, lấy nước cốt uống và dùng bã đắp vào rốn.

Trị lỵ cấp và mãn tính: Sử dụng 1kg rau sam tươi. Mang nấu với 3 l nước lọc, sắc còn 1 lít. Mỗi lần dùng 700 ml, ngày dùng 3 lần.

Trị dịch sản hậu ra nhiều: Sử dụng 60 g mã xỉ hiện khô hoặc 200 g mã xỉ hiện tươi. Mang sắc uống, chia thành 2 lần dùng.

Trị đau nhức răng: Sử dụng 1 ít rau sam tươi. Mang rửa sạch, giá nát và dùng nước cốt tươi ngậm súc miệng. Hoặc sắc đặc và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Trị mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Sử dụng 1 ít mã xỉ hiện tươi. Mang rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên nhọt.

Trị chứng ho gà (ho bách nhật): Sử dụng Đường phèn 30 g và rau sam 100 g. Mang Đun sôi rau sam với 200 ml nước, sau đó thêm đường phèn vào và đun còn 100 ml. Đem nước sắc chia đều cho 3 ngày, mỗi ngày dùng 3 lần.

Trị ngứa âm đạo: Sử dụng Rau sam khô hoặc tươi. Sắc và ngâm rửa âm đạo.

Chữa vết rắn rết và côn trùng cắn: Sử dụng 1 ít mã xỉ hiện tươi. Mang Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp lên vùng da bị cắn.

Chữa phụ nữ bị bạch đới: Sử dụng 2 lòng đỏ trứng gà và 30 ml nước cốt mã xỉ hiện. Mang trộn đều 2 nguyên liệu, sau đó đun sôi và uống.

Tẩy giun móc: Sử dụng 300g rau sam tươi. Mang rửa sạch rau, sau đó giã nát, vắt lấy nước, thêm 1 ít đường hoặc muối. Ngày dùng 2 lần khi đói và thực hiện 1 đến 3 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 3 ngày).

Trị bỏng: Sử dụng 1 ít mã xỉ hiện khô và mật ong. Mang mã xỉ hiện tán bột, trộn đều với mật ong và thoa lên da.

Trị nấm chân và nấm tóc: Sử dụng 1 ít rau sam. Đốt dược liệu thành than rồi rắc lên hoặc nấu thành cao và thoa lên vùng da tổn thương.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc từ Rau Sam

Theo chia sẻ từ các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, mặc dù Rau Sam có tác dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng Rau Sam cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai vì dược liệu này có tính hàn và tác dụng hoạt huyết mạnh.
  • Hàm lượng oxalate và nitrate trong loại rau này có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị tiêu chảy và Tỳ Vị hư. Nếu dùng, nên phối hợp với các vị thuốc cay và có tính ấm.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo về thảo dược Rau Sam. Nếu có nhu cầu sử dụng Rau Sam để trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn để được tư vấn cụ thể liều dùng.