Hoàng kỳ – Vị thuốc đông y giúp tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Vị thuốc này không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà còn được ứng dụng trong y học hiện đại để chữa chứng lupus ban đỏ, sa dạ dày, xuất huyết trĩ, suy nhược cơ thể.

Vị thuốc hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng lợi thủy, ích vệ, mạnh gân xương và cố biểu

Đặc điểm của cây hoàng kỳ

Thảo dược trị bệnh hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 60 – 70cm, thân cây phân thành rất nhiều nhánh. Lá mọc so le, dạng kép lông chim, trung bình mỗi lá kép gồm khoảng 15 – 25 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, có lông trắng ở trên trục lá.

Rễ cây hoàng kỳ được thu hái để làm thuốc.

Hoàng kỳ phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, mọc nhiều tại tỉnh Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Bửu Kê, Diên An,… ở Trung Quốc. Ở nước ta, loài thực vật đã được di thực vào Đà Lạt và Sapa nhưng số lượng không nhiều.

Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ cây thuốc hoàng kỳ

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, cố biểu, mạnh gân xương, ích vệ và lợi thủy. Những bài thuốc sử dụng vị thuốc này như sau:

Bài thuốc trị phong thấp, cơ thể nặng, ra nhiều mồ hôi, sợ gió và mạch phù

  • Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g và hoàng kỳ 40g.
  • Thực hiện: Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g sắc với sừng và táo, dùng uống trong ngày.

Bài thuốc chữa chứng sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung

  • Chuẩn bị: Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g và kỷ tử 30g.
  • Thực hiện: Đem hầm chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng.

Bài thuốc trị chứng suy nhược, dễ bị cảm, đầu óc hay quên, tức ngực, hồi hộp

  • Chuẩn bị: Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hoàng kỳ 30g, hành 20g.
  • Thực hiện: Đem sơ chế nguyên liệu và để ráo. Cho dầu vừng vào nồi, để dầu nóng, do gừng, hành và thịt gà vào xào chín. Thêm ít muối và rượu đảo cho thấm gia vị, sau đó cho nấm và một lượng nước vừa đủ vào. Đun sôi với lửa nhỏ trong 30 – 60 phút. Cho nấm hương và thịt gà ra đĩa, tiếp tục têm cải bẹ vào nước canh, đun sôi và dùng ăn kèm với gà.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng và phòng ngừa chứng cảm mạo

  • Bài thuốc 1: Đại táo 10g và hoàng kỳ 15g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Hoàng kỳ sống đem chế thành viên nặng 1g. Mỗi ngày dùng 5 – 6 viên liên tục trong 10 ngày. Ngưng khoảng 5 ngày rồi lặp lại liệu trình.

Bài thuốc trị viêm phế quản và ho kéo dài

  • Chuẩn bị: Bách bộ và tuyên phục hoa mỗi vị 10g, địa long 6g, hoàng kỳ 24g.
  • Thực hiện: Tán mịn, chế thành viên. Ngày dùng 3 lần liên tục trong 10 ngày. Nghỉ vài ngày rồi dùng lại, thực hiện từ 3 – 4 liệu trình sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc chữa bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim)

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 30g, đan sâm 15g và xích thược 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong 4 – 6 tuần.

Bài thuốc giúp bổ huyết, trị chứng huyết hư, mất nhiều máu kèm theo sốt

  • Chuẩn bị: Đương quy 8g và hoàng kỳ 40g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa chứng viêm thận

  • Chuẩn bị: Đại táo 3 quả, gừng tươi 12g, bạch truật 8g, phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 12g và cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch 30g và hoàng kỳ sống 100g.
  • Thực hiện: Sắc 2 lần, chắt lấy nước sau đó thêm 3g hổ phách (tán bột) và chia ra nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

Lưu ý và thận trọng khi dùng vị thuốc hoàng kỳ

  • Hoàng kỳ ghét Bạch tiễn bì và Miết giáp, sợ vị Phòng phong.
  • Cấm dùng cho trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.
Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, bài viết đã tổng hợp một số tác dụng dược lý, món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hoàng kỳ, khi có ý định sử dụng dược liệu này để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, bạn nên tham vấn y khoa để kiểm soát rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.