Dùng Rau Má để trị bệnh, liệu bạn có biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Có thể nói Rau Má là một loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, thế nhưng ít ai biết rằng Rau Má được xem là một loại Dược học cổ truyền với nhiều công dụng trị bệnh đặc biệt hữu ích.

Dùng Rau Má để trị bệnh, liệu bạn có biết?

Dùng Rau Má để trị bệnh, liệu bạn có biết?

Thông tin cần biết về Rau Má

Rau má hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như liên tiền thảo,  tích tuyết thảo, mã đề thảo, thổ tế tân hay địa tiền thảo…Rau má có tên khoa học là  Centella asiatica, cây phân bố nhiều ở các nước như Úc, New Guinea, Malsesia, các đảo thái Bình Dương và Châu Á. Ở nước ta, rau má thường mọc hoang hay được trồng nhiều khắp các tỉnh.

Rau má là loại cây thân bò lan. Thân cây gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá rau má có hình thận, cuống dài và có màu xanh. Phần đỉnh lá rau má thường tròn có kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ có các mấu. Bộ rễ rau má mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3mm với 5 đến 6 thùy tràng hoa. Quả có hình mắt lưới dày đặc.

Theo chia sẻ Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên chuyên khoa Cao đẳng y Dược Nam Định  chia sẻ, rau má chứa các hợp chất như alkaloid, sterol, saponin, magiê, canxi, beta – caroten, saccharide, kali, phốt pho, sắt, mangan và các loại vitamin như B1, B2, B3, K và C.

Rau Má và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích

Rau má được trồng nhiều ở nước ta

Rau má được trồng nhiều ở nước ta

Chữa đau lưng, hành kinh đau bụng: Rau má, rửa sạch và phơi khô. Sau đó nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày uống 2 muỗng cà phê.

Trị vàng da do thấp nhiệt: Sử dụng 30g – 40g rau má, rửa sạch, sắc chung với 30g đường phèn. Lọc lấy nước và uống.

Chữa táo bón: Sử dụng 30g rau má, rửa sạch, giã nát và đắp lên rốn.

Chữa tiểu ra máu: Dùng rau má và ích mẫu thảo, mỗi vị một nắm. Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

Chữa tiêu chảy: Hái 30g rau má sắc với nước vo gạo và uống mỗi ngày.

Trị lở loét vùng lưng: Sử dụng một nắm lá rau má, rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt trộn với bột gạo nếp tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi lên vùng lưng bị tổn thương. Thực hiện nhiều lần trong ngày để có kết quả tốt.

Chữa bệnh sởi: Sử dụng Rau má 30g – 40 g. Sắc thuốc và uống mỗi ngày.

Chữa nhọt độc: Dùng một nắm rau má tươi, rửa sạch. Tiếp đó, giã nát và đắp lên vùng bị mụn nhọt. Bên cạnh đó, có thể dùng 30g – 60g rau má, sắc thuốc uống.

Trị đau mắt đỏ: Lấy một nắm rau má rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng mạch nằm ở lằn chỉ cổ tay. Hoặc dùng rau má tươi ngâm với thuốc tím rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy nước và nhỏ mắt. Tuy nhiên, hiện nay cách làm thứ hai này không được sử dụng bởi vấn đề vô trùng.

Chữa áp xe giai đoạn đầu: Sử dụng rau má và vỏ quả cau, mỗi vị bằng nhau. Sắc thuốc uống. Nếu muốn tăng thêm tính hiệu quả trong việc điều trị, bệnh nhân có thể thêm một chút rượu vào uống.

Trị viêm amidan và viêm họng: Sử dụng rau má 60g, rửa sạch và giã nát. Tiếp đó, vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm một chút nước ấm và uống.

Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề: Sử dụng 20g – 30g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt và hòa tan với một ít rượu rồi uống.

Rau má được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Rau má được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh hữu ích

Trị ngộ độc thực phẩm hoặc do thuốc: Sử dụng rau má giã nát, vắt lấy nước cốt và uống. Để dễ uống hơn có thể thêm một ít đường phèn.

Chữa các chứng xuất huyết: Sử dụng 30g – 100g rau má sắc thuốc uống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt và uống.

Chữa mẩn ngứa, rôm sẩy, lợi tiểu và mat gan: Rau má 30g – 100g, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Hay cũng có thể cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và hòa thêm ít đường rồi uống.

Những đối tượng không nên sử dụng Rau Má

Theo các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Nam Định khuyến cáo, để tránh tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Rau Má, những đối tượng sau đây không nên dùng rau má để điều trị bệnh gồm:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn
  • Bệnh nhân có vấn đề về da
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người có tiền sử bệnh gan
  • Người bệnh ung thư

Bài viết với mục đích chia sẻ kiến thức Y dược nói chung và về cây Rau Má nói riêng. Nếu có nhu cầu sử dụng rau má chữa bệnh các nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay thầy thuốc Đông Y để được tư vấn hiệu quả nhất

Tuyển sinh Cao Đẳng y dược Nam Định 2021.