Bài thuốc Y học cổ truyền trị ho do lạnh, nhuận tràng từ cây hồ đào

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Y học cổ truyền cây hồ đào được xem là một vị thuốc có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt hiệu quả trong điều trị ho do lạnh.

Thông tin về công dụng của cây hồ đào

Thông tin về công dụng của cây hồ đào

Thông tin về công dụng của cây hồ đào

Theo Y học cổ truyền, cây hồ đào còn được gọi là cây óc chó còn gọi là gọi hồ đào nhục, hạch đào. Cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang. Là loại cây có thể cao tới 20m, sống lâu năm, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt, mép nguyên, không cuống.

Vỏ cách vị đắng, tính bình, hoạt tinh, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu ghẻ ngứa. Nếu dùng lá thì hái suốt mùa hè, tốt nhất vào tháng 6 đến 7, chọn lá xanh phơi khô có màu lục, mùi thơm và đắng chát. Dùng nhân thì thu hái vào tháng 9 đến 10, hái quả chín về bọc lấy vỏ ngoài phơi khô dùng. Hạch gồm nhân và vỏ cứng, phơi khô gọi hồ đào, hạch đào, lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi hồ đào nhân.

Bài thuốc Y học cổ truyền trị ho do lạnh, nhuận tràng từ cây hồ đào

Bài thuốc Y học cổ truyền trị ho do lạnh, nhuận tràng từ cây hồ đào

Bài thuốc Y học cổ truyền trị ho do lạnh, nhuận tràng từ cây hồ đào

Dưới đây là một số bài thuốc hay trị bệnh từ cây hồ trong Y học cổ truyền:

Bổ huyết, mạnh gân cốt, nhuận cơ thể: Hồ đào nhục 160g, đỗ trọng 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ hoàn viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên lúc đói với nước đun sôi để nguội, dùng khoảng 15 ngày cùng một liệu trình.

  • Tác dụng chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu mỗi vị 160g. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10g với nước ấm, dùng trong 2 tuần cùng 1 liệu trình.
  • Bổ thận: Hồ đào cả vỏ 30 quả, bổ cốt chỉ, đỗ trọng mỗi vị 160g, thanh diêm 40g, đem tẩm rượu sao, tỏi to 160g trộn nước gừng sào qua. Tất cả đêm nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt, dùng trong15 ngày 1 liệu trình .
  • Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, hành, gừng sống, trà búp mỗi vị 15g giã nát. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 250ml nước nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
  • Trị ho do lạnh, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g, gừng sống 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
  • Trị đái buốt, đái rắt do nóng: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g. Gạo tẻ ngâm cho nở đem nấu cháo ăn, dùng liên tục 5 đến 7 ngày.

Do mỗi bệnh nhân lại có cơ địa và đáp ứng thuốc khác nhau nên trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào bệnh nhân cũng cần sự tư vấn của thầy thuốc.

Nguồn: thuocbac.edu.vn