Tăng huyết áp được xem là căn bệnh đáng sợ, nhưng nếu biết cách ăn uống hợp lý và sử dụng các bài thuốc YHCT để phòng bệnh.
- Đánh bay hôi nách nhanh chóng với quả mướp đắng
- Khoản đông hoa vị thuốc điều trị ho, long đờm trong YHCT
- Bài thuốc hay chữa rong kinh trong Y học cổ truyền
Gối thuốc có thể làm hạ huyết áp?
Tăng huyết áp là căn bệnh đáng sợ mà không ít người ra đi một cách đột ngột. Khi bị tăng huyết áp, người bệnh phải dùng thuốc hàng ngày để điều trị. Tuy nhiên nếu biết cách ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ đặc lực trong việc phòng và điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, trong Y học cổ truyền hiện có nhiều liệu pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại tác dụng hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị căn bệnh này như sử dụng bài thuốc hay từ gối thuốc.
Gối thuốc có thể làm hạ huyết áp?
Theo một số Y sĩ y học cổ truyền, gối thuốc có tác dụng phương hương khai khiếu, điều chỉnh âm dương, dưỡng nguyên cường thân, tuyên phế giáng đàm, di thần tỉnh não, an thần ích trí, thanh can minh mục, điều dương phủ tạng, sơ thông kinh lạc. Trong gối thuốc có sử dụng các loại cây cỏ thơm, lá xanh thơm thoảng, hoa hồng, các chất khoáng có bề mặt nhẵn bóng và được nghiền kỹ trước. Nhồi ruột gối theo trình tự rễ hạt lọt xuống trước, cành lá ở giữa hoa thơm ở trên cùng. Đối với bệnh cao huyết áp, thí sinh có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc gối dưới đây:
Gối thuốc 1: Gối cúc hòe, tâm sa, khung chỉ: hoa hòe 500g, tâm sa 500g, hoa cúc 500g, bạch chỉ 300g, xuyên khung 200g. Xuyên khung, bạch chỉ nghiền thành bột, trộn chung với 3 vị kia rồi nhồi vào ruột gối. Có tác dụng trong việc giúp dụng tỉnh não giáng áp, tốt cho người bệnh tăng huyết áp.
Phòng bệnh tăng huyết áp chỉ với gối thuốc đơn giản
Gối thuốc 2: Gối cúc đan khung chỉ: hoa cúc 1.000g, đan bì 200g, bạch chỉ 200g, xuyên khung 400g. Nghiền vụn 4 vị thuốc nói trên nhồi vào ruột gối. Có tác dụng tốt cho người bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, an thần ích trí, thanh can minh mục, đau nhức tai trong.
Gối thuốc 3: Gối hoa cúc có tác dụng bình can tả hỏa, minh mục giáng áp: Dùng hoa cúc trắng 2.000g. Hoa cúc phơi khô hoặc sấy khô rồi nhồi vào ruột gối.
Gối thuốc 4: Gối lá trà là bài thuốc khá đơn giản được nhiều Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hay dùng. Chỉ cần bã trà đắng hoặc bã trà xanh lấy 200g đem phơi khô nhồi vào ruột gối sẽ có tác dụng thanh lương tả hỏa và bình can giáng áp.
Gối thuốc 5: Gối vỏ đậu xanh: Vỏ đậu xanh sống lấy 2.000g. Rửa sạch phơi hoặc sấy khô rồi nhồi vào ruột gối. Tác dụng thanh lương, giảm áp, đặc biệt tốt với bệnh nhân tăng huyết áp.
Trong quá trình sử dụng gối thuốc cần chú ý những cân nhắc mà các Y sĩ YHCT tổng hợp sau đây để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất:
- Thời gian sử dụng gối thuốc không được ít hơn 6 tiếng/1 tuần.
- Sau 2 đến 3 tuần sử dụng thì nên bỏ ra phơi chỗ thoáng không nắng.
- Nếu sử dụng gối thuốc tốt có thể giữ được 1 đến 2 năm và nên thay khi ruột gối hết mùi thơm
- Nên bọc gối thuốc vào túi nilon để mùi thuốc đỡ bay mất vào mỗi sáng thức dậy nếu không sử dụng.
Thường ruột gối không gây ra tác dụng phụ, không độc, nhưng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng thì nên ngừng sử dụng. Mặt khác để thấy được hiệu quả, người bệnh cần sử dụng lâu dài và kiên trì. Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn không chỉ loại bỏ được căn bệnh nguy hiểm mang tên tăng huyết áp mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe người bệnh.
Nguồn: thuocbac.edu.vn