Cây nam sâm có tính mát, vị đắng, chát,… dược liệu này thường được sử dụng chữa các bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau lưng, sưng đau do chấn xương hoặc gân xương co rút.
- Một số bài thuốc Đông y trị dứt điểm chứng tiểu đêm
- Tổng hợp các bài thuốc đông y chữa bệnh hay từ Xạ can
Tìm hiểu về vị thuốc nam sâm
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết cây còn có tên là sâm nam, cây chân chim, kotan, ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài, ngũ gia bì chân chim,… Tên khác: Vitis heptaphylla L; Aralia octophylla Lour; Schefflera octophylla (Lour.) Harms; S. choganhensis Harms; Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin. Họ khoa học: Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.
Vỏ thân chứa Saponin, tanin, tinh dầu. Trong đó tinh dầu (0,8%). Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng với ursan 12-ene glycosid (xem bảng A) và olean 12-ene glycosid (xem bảng B) đã biết. Asiaticosid có mặt trong vỏ thân ngũ gia bì chân chim của Việt Nam với hàm lượng 0,05%. Asiaticosid (1) là glycosid đã biết có trong rau má.
Lá chứa tinh dầu và các saponin. Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan (xem bảng C), trong đó chất có hàm lượng cao nhất (5%) là 3-a -hydroxylup-20(29)ene-23,28 dioic acid 28 -0[a – L-rhamnopyranosyl (1® 4)b -D-glucopyranosyl (1® 6)] b -D-glucopyranosid (14)
Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.
Về mặt độc tính: Nam sâm có LD50 là 53.5g/kg thể trọng trong khi nhân sâm có LD50 là 22g/kg, tam thất là 9g/kg thể trọng. Vậy theo thực nghiệm Nam sâm ít độc hơn những loại thuốc khác cùng họ.
Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây nam sâm
Bác sĩ – Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết một số tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam sâm như sau:
Điều trị huyết áp thấp: Sử dụng viên ngũ gia bì chân chim, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 viên. Uống liên tục 1 liệu trình 20 ngày nhằm giúp ổn định huyết áp.
Cải thiện chứng sổ mũi và đau họng: Sử dụng 15 gram rễ cây nam sâm sắc chung với 35 gram cúc hoa vàng. Lọc lấy nước và uống.
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Sử dụng 180 gram vỏ rễ cây ngũ gia bì bảy lá ngâm trong 500 ml rượu trắng. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 40 ml.
Chữa say sắn và giải độc lá ngón: Dùng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá đem giã nát và sắc lấy nước uống
Điều trị chân sưng đau, cước khí: Sử dụng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá, tử tô, ké dầu ngựa, hạt cau, lõi thông, chỉ xác và hương phụ, mỗi vị 8 – 16 gram, sắc uống.
Chữa chấn thương: Dùng cây nam sâm đem giã nát và lấy vải thấm nước thuốc đắp lên vùng bị thương
Cải thiện chứng cảm sốt ra nhiều mồ hôi hoặc mệt mỏi: Sử dụng cây nam sâm, đương quy, xích thược và mẫu đơn bì, mỗi vị 40 gram đem sao vàng tán nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 4 gram.
Cây nam sâm có tác dụng tiêu sưng và giải nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức do phong thấp gây nên. Bên cạnh đó, các bài thuốc từ dược liệu này còn mang lại công dụng tốt đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược trị bệnh này để tránh thuốc gây phản ứng phụ. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng cây nam sâm chữa bệnh vì thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.