Những công dụng chữa bệnh của vị thuốc bán hạ bắc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Từ lâu, Bán hạ bắc là dược liệu quý trong Đông y. Vị thuốc này có tác dụng tiêu đờm, cầm nôn rất hiệu quả, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, tiêu hóa kém…

Mô tả toàn cây

Theo Y Học Cổ Truyền thì cây bán hạ bắc là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, về mùa xuân cây mọc 1 – 2 lá, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây mà lá mọc có khác nhau về hình dạng. Cuống lá dài, màu xanh, nhẵn bóng không có lông.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.

Khúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyên hoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên. Khi cây 2 – 3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dục hay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn,

Khi cây khoảng 3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nở vào đầu mùa hạ. Hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự. Hoa cái mọc ở phía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoa đài nhỏ.

Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.

Bộ phận làm thuốc, bào chế

Bộ phận được dùng làm vị thuốc là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ.

Bán hạ bắc dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống cần phải bào chế. Cách bào chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa), ngoài ra còn có Bán hạ khúc có tác dụng trừ đờm. Sau đây là các phép bào chế:

Pháp Bán hạ

Lấy Bán hạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày cho đến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50 kg Bán hạ cho 1 kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệng không còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng).

Ngoài ra, còn cách khác là giã dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạ vào ngâm. Khuấy trộn hằng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong, vớt ra phơi trong râm đến khô (cứ 50 kg Bán hạ thì dùng 8 kg Cam thảo và 10 kg vôi cục) (Dược Tài Học).

Dược liệu sau khi chế có hình hơi tròn hoặc hình chữ nhật. Bên ngoài có màu vàng nhạt, vàng hoặc vàng nâu. Bề mặt nhẵn cứng, bên trong có màu vàng đến vàng nâu, vị hơi ngọt, hơi se.

Khương Bán hạ

Vị thuốc đã được bào chế theo Pháp bán hạ như trên, sau đó xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn và Bán hạ vào đun cho thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếng phơi khô (Cứ 50 kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống; 6,5 g Bạch phàn) (Dược Tài Học).

Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hơi tròn. Bên ngoài màu nâu đến nâu đen. Bề mặt cứng, nhẵn và bóng láng, bên trong màu nâu vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, có vị tê nhẹ, có chất nhầy khi nhai.

Thanh Bán hạ

Lấy Bán hạ đã biến chế theo Pháp bán hạ như trên, sau đó thêm Bạch phàn và nước đun kỹ. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, ủ ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (cứ 50 kg Bán hạ thì dùng 6,5 kg Bạch phàn) (Dược Tài Học).

Dược liệu sau khi chế là những miếng nhỏ hình elip, hình thoi hơi tròn hoặc hình chữ nhật. Trên bề mặt có màu nâu hoặc nâu nhạt, có một số đốm nhỏ màu trắng và những đường vạch ngắn, những vân đỏ tía dưới lớp bần còn lại. Bề mặt nhẵn, chất cứng, dễ gãy. Màu nhạt, vị hơi mặn, se và tê.

Bán hạ khúc

Dùng Bán hạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chút phèn chua đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi, làm 7 ngày 7 đêm, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làm thành Bánh sao vàng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Xem thêm: Phụ tử: Không chỉ là vị thuốc có độc tính

thảo dược Bán hạ bắc

Có nhiều phương pháp bào chế thảo dược Bán hạ bắc để cho công dụng khác nhau

Bảo quản

Vị thuốc để nơi khô ráo, không được ẩm ướt, tránh mối mọt. Nếu thấy mốc có thể lấy nước rửa sạch phơi khô, dùng Lưu hoàng xông, phơi khô, cất như cũ.

Công dụng

Y học hiện đại

Cầm nôn: Bán hạ bắc chế (đặc biệt là Khương Bán hạ) thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).

Giảm ho: Theo Trung Dược Học, một số thực nghiệm trên mèo, chuột cống cho thấy vị thuốc có tác dụng giảm ho, giảm tiết nước bọt, làm chậm quá trình bệnh.

Giải độc: Đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin (Trung Dược Học).

Độc tính: Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Theo Đông y, dược liệu có vị cay tính ấm

Cấp cứu trúng độc Bán hạ: Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc cấp cứu nhiễm độc thuốc, có thể dùng 1 – 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, giấm loãng hoặc nước chè (trà) đậm. Hoặc dùng giấm loãng 30 – 60ml gia ít nước Gừng uống hay ngậm nuốt từ từ. Cũng có thể dùng Gừng tươi gia đường sắc uống.

Y học cổ truyền

Vị cay, tính ấm, có độc.

Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

Công dụng: Táo thấp (làm khô ẩm thấp), hóa đờm, giáng nghịch (hạ hơi đưa lên), cầm nôn.

 Cách dùng và liều dùng

Vì có nhiều cách chế biến khác nhau vì vậy bác sĩ đông y Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cách dùng Bán hạ bắc cũng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng.

Pháp Bán hạ dùng trong trường hợp có nhiều đờm, tỳ vị không điều hòa.

Khương Bán hạ dùng trong trường hợp nôn ói, ho.

Thanh Bán hạ dùng cho cơ thể hư nhược, đờm nhiều hoặc trẻ em ăn uống kém, khó tiêu, bệnh nhẹ.

Bán hạ khúc dùng trong trường hợp kiện tỳ vị, tiêu hóa kém.

Còn Bán hạ sống chỉ dùng bên ngoài đắp mụn nhọt sưng đau, ít khi dùng để uống vì gây nôn mạnh.

Liều: 5 – 10g ,sắc uống hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Trị ho nhiều đờm, ngực đầy, tim tức, nôn ọe, rêu dày mạch hoạt

Trị đau đầu, chóng mặt, đờm nhiều, mạch huyền, hoạt do phong đờm

Trị nôn ọe, chóng mặt, hồi hộp, ăn uống không ngon

Trị nôn mửa, tiêu chảy

Trị đờm nhiều, định chí, an thần, lợi đầu mắt

Trị đờm đình lưu lại làm ngực đầy tức, thở ngắn, muốn nôn, ăn không xuống hoặc mửa ra đờm

Trị bọ cạp, ong đốt

Dùng Bán hạ tán bột trộn nước xức vào (Tiền Tướng Công Khiếp Trung Phương)