Những bài thuốc y học cổ truyển từ bách bộ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bách bộ còn được gọi là dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác… Dược liệu này mang trong mình tính bình, vị ngọt, đắng, qui vào kinh phế nên thường được sử dụng để điều trị ho, lao phổi. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng và khắc phục một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Tên gọi

Tên thường gọi: Vị thuốc Bách bộ còn gọi là Sâm cao, Đẹt ác, Dây ba mươi.

Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour. Họ Stemonaceae.

Họ khoa học: Bách bộ (Stemonaceae).

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.

Đặc điểm tự nhiên

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết rằng bách bộ thuộc loại cây leo, thân nhỏ, nhẵn, chiều dài thân từ 6 đến 8 m. Lá mọc đối hoặc so le, có cuống, hình dạng giống trái tim. Hoa to, có màu đỏ, mọc từ 1 đến 2 hoa ở nách lá. Mỗi hoa bao gồm 2 lá đài, 2 cánh đài dài 4 cm; có 4 nhị.

Quả hình nang dài 3,5 cm, chứa từ 2 đến 8 hạt. Rễ thường cong queo, đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, có từ 10 đến 30 củ, có khi lên đến 100 củ. Mỗi củ dài từ 15 đến 20 cm, đường kính từ 1,5 đến 2 cm. Củ có màu trắng vàng, vị ngọt, có hậu rất đắng.

Phân bố, thu hái, chế biến

Bách bộ mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt tại vùng đồi núi như: Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Kon Tum… Vị thuốc này dễ bị nhầm lẫn với các loại sâm “bồi bổ sinh lực” đắt tiền quý hiếm khác như: Đảng sâm, sâm Ngọc Linh…

Dùng củ nhiều năm để làm thuốc. Củ càng lâu năm càng to dài. Thu hoạch vào đầu đông hằng năm hoặc vào lúc đầu xuân lúc chồi cây chưa hoạt động. Trước khi thu hoạch, cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây nhỏ, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch phơi hoặc sấy khô.

Củ của cây Bách bộ

Bộ phận sử dụng: Rễ củ.

Thành phần hóa học

Bách bộ chứa nhiều alkaloids: stemonin, tuberstemonin, stemonidin, neotuberostemonine, croomine…

Ngoài ra, Bách bộ còn có các thành phần khác: glucid, protid, lipid, các acid hữu cơ…

Tác dụng dược lý của Bách bộ

Theo Y học cổ truyền: Tính vị, quy kinh: Bách bộ vị ngọt, đắng, tính ấm, quy vào kinh phế.Có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho.

Các tác dụng dược lý theo Y học hiện đại của Bách bộ đều do alkaloids phụ trách.

Tác dụng trị ho

Mô hình chuột có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: Đây là một bệnh phổi phổ biến và thường xuyên xảy ra ở người trên 40 tuổi, gây ho, khó thở, khạc đàm kéo dài. Bách bộ có tác dụng giãn cơ trơn phế quản, giảm các hóa chất trung gian gây viêm, dẫn đến giảm khó thở. Có hiệu quả đối với ho mãn tính hoặc cấp tính.

Mô hình chuột bị viêm phổi do khói thuốc lá: Khói thuốc bao gồm hơn 4.500 hợp chất, bao gồm các chất gây ung thư ở người và nhiều chất độc như nicotine, carbon monoxide. Bách bộ có tác dụng giảm ho, giảm viêm đáng kể, có thể là một loại thảo dược mới trong điều trị các bệnh về phổi.

Mô hình lợn: Các alkaloids trong Bách bộ như neotuberostemonine, tuberostemonine và stemoninine có tác dụng ức chế con đường phản xạ ho ngoại biên. Croomine hoạt động trên các vị trí trung tâm trong con đường phản xạ ho và chứng minh tác dụng ức chế trung tâm hô hấp.

Vì có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp, do đó cần cẩn trọng liều lượng khi sử dụng Bách bộ.

Tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn

Thử nghiệm trong ống nghiệm (in vitro), dịch chiết Bách bộ có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm:

Vi khuẩn phế cầu (Streptococus pneumonia).

Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitides).

Vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococus aureus).

Tác dụng chữa giun

Theo Đỗ Tất Lợi (2006), trong thời kỳ kháng chiến, cao nước Bách bộ dùng uống với liều 3 thìa cà phê một lần, giun ra rất nhiều.

Tuy nhiên, tác dụng chữa giun không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. Nguyên do là có nhiều loại thuốc xổ giun, chỉ cần uống 1 lần đã đem lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều loài giun sán khác nhau.

Nhiễm giun sán quan con đường nào và điều trị ra sao? Tìm hiễu rõ hơn trong bài viết: Nhiễm giun đũa người: Bệnh giun sán phổ biến nhất.

Tác dụng tiêu diệt côn trùng

Diệt ruồi, bọ gậy: Phun dung dịch Bách bộ và nước nước theo tỉ lệ 1:20 quanh nhà, trong lu nước đọng.

Diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận: Đốt Bách bộ hơ lấy khói xông.

Công dụng, liều dùng, kiêng kỵ

Liều dùng: 4 – 20 gam.

Dùng sống: Trị ghẻ lở, giun sán. Dùng chín: Trị ho.

Kiêng kỵ: Vị thuốc có tính nhuận phế nên người bị tiêu chảy mạn tính, tỳ vị hư nhược không được sử dụng.

Hẹ cũng là một vị thuốc quen thuộc có tác dụng chữa ho. Đọc thêm: Cây Hẹ: Trị ho hiệu quả với loại rau quen thuộc.

Bách bộ là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Theo Đông Y thì tác dụng của Bách bộ còn đang được nghiên cứu. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng về bản chất Bách bộ vẫn là thuốc có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ.