Bách bộ là một vị thuốc quý có tính ấm, vị ngọt, đắng, lành tính và mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên ít người biết và sử dụng vị thuốc này.
Cây Bách bộ là vị thuốc quý mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta, nhưng ít ai biết đến công dụng và sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn đọc một số thông tin về cây Bách bộ, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Một số thông tin về cây Bách bộ
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cây bách bộ hay còn có tên gọi khác là Dây ba mươi, Sam sip lạc (tiếng Tày), Hiungui (tiếng Giarai), Síp (tiếng Thái), Rabat tơhai hoặc Đẹt ác. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae), có tên khoa học là Stemona tuberosa.
Cây Bách bộ là thực vật dây leo, sống nhiều năm, thân cây mảnh và nhẵn; lá mọc so le hình tim hoặc thuôn dài; mặt ngoài hoa có màu vàng lục, mặt trong có màu đỏ tía, có mùi thối; Quả nang, chứa nhiều hạt; Dưới gốc cây có nhiều rễ củ và mọc thành chùm.
Bộ phận được dùng để làm thuốc là rễ củ, thường được thu hoạch vào mùa thu đông đến đầu mùa xuân năm sau. Củ đem rửa sạch, để nguyên hoặc bổ đôi, phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản nơi khô thoáng, tránh nắng trực tiếp mặt trời, tránh ấm.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong rễ củ cây Bách bộ có chứa các thành phần chính như:
- 2,3% Glucid.
- 9,0% Protid.
- 0,83% Lipid.
- Alcaloid bao gồm các thành phần chính như isotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, oxytuberostemonin, hypotuberostemonin.
- Các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic,…
Đồng thời, Bách bộ có tính ấm, vị ngọt, đắng, quy kinh Phế nên có thể phòng và điều trị một số bệnh về đường hô hấp, trị ho, kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng, trị giun sán,… vô cùng hiệu quả.
Cây bách bộ và một số bài thuốc hay chữa bệnh tuyệt vời
Bài thuốc chữa viêm phế quản, ho dai dẳng
Dùng 20 gram củ Bách bộ khô, rửa sạch và để ráo. Cho vào nồi cùng 100 ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi nước trong nồi còn lại khoảng ½. Sau đó cho ra bát và thêm 1ít mật ong và dùng. 1 ngày dùng 3 lần, kiên trì đến khi hết hẳn ho thì dừng.
Bài thuốc trị lao phổi
Nguyên liệu:
- Củ bách bộ: 20gr.
- Mẫu đơn bì: 10gr.
- Hạt đào: 10gr.
- Hoàng cầm: 10gr.
- Nước sạch: 1 lít.
Thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và cho vào ấm sắc thuốc.
- Đổ nước, đậy kín và đun trên lửa nhỏ đến khi nước trong nồi còn lại khoảng 60ml thì tắt bếp.
- Chia thuốc uống 3 lần trong ngày, liên tục trong 3 tháng để tình trạng bệnh được thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị giun kim/giun đũa
Để loại bỏ giun kim, bạn có thể thực hiện 3 cách sau đây:
- Cách 1: Dùng Bách bộ khô, Binh lang, Sử quân tử (mỗi loại 15g). Đem tán thành bột mịn và trộn đều với Vaselin, sau đó bôi quanh vùng hậu môn.
- Cách 2: Dùng củ Bách bộ, cỏ ngọc (mỗi loại 20g) và 10g Vasaline. Tán mịn các nguyên liệu và trộn đều với nhau để tạo thành cao Bách bộ và bôi quanh vùng hậu môn.
- Cách 3: Dùng 40g Bách bộ, cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi còn lại 10 – 20ml. Dùng xilanh lấy nước thuốc và thụt vào hậu môn. Thực hiện trước khi đi ngủ, liên tục trong 23 ngày.
Để loại bỏ giun đũa, bạn dùng: 13g củ rận khô sắc với một lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ đến khi nước trong nồi còn lại khoảng 50ml thì tắt bếp. Dùng nước thuốc khi trước ăn khoảng 15 – 20 phút vào buổi sáng và kiên trì từ 5 – 10 ngày sẽ hết sạch giun.
Các bài thuốc trên được bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, tuy nhiên các bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của các y bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh