Trong Y học cổ truyền hoa hồng bà chúa của các loài hoa, không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh mà còn là vị thuốc tạo nên sắc đẹp.
- Giới thiệu nhiều bài thuốc hay từ cây rau đắng mà có thể bạn chưa biết
- Y học cổ truyền những điều cần biết về dược liệu dâu rượu
- Phòng và điều trị bệnh từ ngải cứu trong Y học cổ truyền
Làm đẹp từ vị thuốc hoa hồng trong Y học cổ truyền
Làm đẹp từ vị thuốc hoa hồng trong Y học cổ truyền
Trong các loài hoa, hoa hồng được xem là bà chúa của sắc đẹp, bà chúa của các loài hoa. Đã có những đất nước trên thế giới một thời được coi là xứ sở của hoa hồng như Bun-ga-ri, Pháp, Hà Lan… Đây cũng là loài hoa mà con người dành nhiều đất đai để trồng nó, loài hoa thiên về sự ấm nồng.
Hoa hồng có rất nhiều loại như: Hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng, hoa hồng đen, hoa hồng xanh và hoa hồng vàng. Tuy nhiên trong YHCT, người ta thường sử dụng hồng đỏ và trắng để làm thuốc bằng cách hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa. Theo YHCT hoa hồng được xem là thảo dược trị bệnh, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc cũng như nhiều nước Châu Á đã dùng nước hoa hồng để chữa bệnh từ rất lâu đời.
Loại hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, chất nhày, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu; ngoài ra còn làm nhuận tràng. Trong khi đó, hoa hồng đỏ dùng làm huyết mạch lưu thông, đinh nhọt, viêm mủ da, chữa vết sưng tay, điều trị kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới.
Tinh dầu hoa hồng được xem là chất an thần, có tác dụng làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị căng thẳng thần kinh, mất ngủ, đau nhức, suy nhược, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra còn có tác dụng trong việc kích thích tuần hoàn máu, là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc nên được nhiều người dùng cho trẻ nhỏ.
Phương pháp làm đẹp và điều trị bệnh từ hoa hồng
Phương pháp làm đẹp và điều trị bệnh từ hoa hồng
Một số giảng viên YHCT thành cho rằng, nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa, làm dịu mát và sạch sẽ làn da, có tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Bạn có thể làm dầu hoa hồng tại nhà bằng cách: Ngâm 2 nắm cánh hoa hồng đỏ mới hái vào dầu hạt dẻ hoặc dầu hạnh đào. Đun cách thủy ở 40oC khoảng 10 phút và ngâm tiếp từ 24-48 giờ. Sau đó lọc và dùng như dầu mát – xa có hương thơm và dịu. Dầu này có thể để lâu được từ 3 đến 4 tháng.
– Tắm hoa hồng: Bạn có thể tận dụng hoa hồng đã cắm, bứt lấy nguyên cánh cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm, kiên trì da sẽ mịn màng, tươi mát.
– Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Hoa hồng trắng 20g đem rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.
– Chữa ho, khái huyết do phế hư: Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền trong 1 tuần.
Theo Y sĩ Y học cổ truyền, nếu trẻ ho do lạnh có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi 15g, một quả quất chín ,1/2 thìa mật ong hoặc đường phèn. Đem tất cả các nguyên liệu vào chén nhỏ hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Sau khi chín đem nghiền nát, rồi trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
– Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô từ 20 đến 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 đến 20 phút, thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, dùng 2 – 3 lần trước bữa ăn.
Mặc dù hoa hồng có rất nhiều tác dụng trong việc là đẹp cũng như điều trị bệnh, tuy nhiên đối với những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Bên cạnh đó, người dùng cần chọn chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nguồn: thuocbac.edu.vn