Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ em sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.
- Nguyên tắc đi bơi an toàn giúp bạn tránh rước bệnh vào người
- Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM tuyển sinh năm 2017
- Cao đẳng Xét nghiệm đào tạo trong thời gian bao lâu?
Khuyến cáo việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ em
Theo các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM, vào thời điểm mùa thu đông trẻ nhỏ thường rất hay cảm cúm và sổ mũi. Hầu như gia đình có trẻ đều dự trữ sẵn thuốc nhỏ mũi trong nhà. Tuy vậy, việc nhỏ thuốc nhỏ mũi nhiều lần sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con.
Những nguy cơ về việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ em
Gây phù nề
Những loại thuốc như Naphazolin hoặc thuốc có thành phần chống co mạch thì nếu cha mẹ dùng nhiều sẽ gây tình trạng giảm oxy trong mĩ dẫn đến phù nề.
Phù nề trong hốc mũi sẽ gây nghẹt mũi và lại dùng nhiều thuốc nhỏ mũi hơn. Vô tình, sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến thuốc mất đi tác dụng.
Đối với trẻ sơ sinh, thuốc co mạch không chỉ cư trú ở niêm mạc mũi mà còn gây co mạch toàn thân, ở tim gan thận… gây tím tái, vã mồ hôi.
Gây teo mũi
Ngoài gây tác dụng như nhức đầu chóng mặt và hồi hộp, những loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng đến niêm mạc mũi, đó là teo mũi hoặc nặng hơn là thủng vách ngăn mũi của trẻ.
Tăng nhịp tim
Các nhóm thuốc nhỏ mũi co mạch đều có tác dụng làm co cơ trơn của các tĩnh mạch dưới niêm mạc, khiến niêm mạc mũi co lại, hốc mũi mở rộng, làm giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Tuy nhiên, theo Dược sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur nếu dùng lâu ngày, niêm mạc mũi sẽ không còn khả năng đáp ứng với các thuốc co mạch nữa, dẫn đến hiện tượng giãn mạch, phù nề niêm mạc, khiến bệnh nhân phải tăng liều lên mới hết nghẹt mũi. Khi liều được tăng đến một mức nào đó, hiện tượng tăng nhịp tim sẽ xảy ra.
Nhờn thuốc
Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường là Ephedrin, Phinol, Naphazolin, xymetazolin, Otrivin… với tác dụng co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết.
Tuy vậy, thuốc nhỏ mũi chỉ có tác dụng trong trường hợp mũi viêm do lạnh, nhiễm siêu vi,… niêm mạc mũi sưng, giãn mạch.
Ở các trường hợp khác, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời để xoa dịu những triệu chứng khó chịu chứ không phải thuốc trị bệnh.
Nếu cha mẹ cho con dùng nhiều lần trong ngày hoặc dùng liên tục một tuần sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, quen thuộc.
Lúc này, thuốc không còn tác dụng chống sung huyết và thông mũi mà còn dẫn đến nghẹt mũi nhiều hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mũi
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, tốt nhất trẻ dưới 7 tuổi không nên dùng thuốc nhỏ mũi có thành phần co mạch và chống sung huyết.
Chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hoặc nếu không có chỉ dẫn, chỉ nên dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ và rửa mũi hàng ngày.
Hoặc mẹ có thể dùng nước biển phun sương để xịt mũi cho trẻ. Nếu sổ mũi, nghẹt mũi tiếp tục nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị.
Theo thuocbac.edu.vn