Cây bình vôi là một vị thuốc qúy trong danh sách những dược liệu của Việt Nam. Đây là cây thuốc có khả năng điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của cây bình vôi và cách sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả nhất.
- Chữa hôi nách bằng chanh liệu bạn đã biết?
- Lấy lại “vòng eo con kiến” chỉ bằng việc uống nước chanh
- Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mai mực
Hà Nội bật mí tác dụng không ngờ từ cây bình vôi
Tìm hiểu những thông tin chung về cây bình vôi
Cây bình vôi có tên khoa học là Tuber Stephaniae glabrae, thuộc họ Stephania glabra hoặc một số loài có chứa L-tetrahydropalmatin, thì thuộc họ Tiết dê – Menispermaceae. Cây bình vôi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp trên các núi đá vôi. Củ bình vôi còn được gọi bằng những cái tên như “củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, củ gà ấp, cà tom” .
Cây bình vôi là một loại dây leo, phần dưới thân phát triển thành củ to, bám vào núi đá, có củ rất to, nặng tới hơn 20kg. Nhiều người vẫn lầm tưởng đây là dạng cây thân củ. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá và được dùng làm dược liệu rất hiệu quả.
Hình dáng của củ bình vôi thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở những vùng đất tơi xốp thì củ nhỏ hơn, thường gọi là “củ gà ấp”. Nếu mọc ở vùng đá thì củ sẽ có độ xù xì cao hơn. Từ thân củ mọc lên những thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình tim hặc tròn, đường kính 8-9cm, cuống lá dài 5-8cm. Ở nước ta, cây bình vôi thường ưa mọc ở những vùng có núi đá tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Mộc Châu, Ba Vì, Nam Hà, Ninh Bình, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá v.v… Càng vào phía nam thì mức độ sinh trưởng của cây bình vôi giảm đi. Củ bình vôi có thể thu hái quanh năm, đem về cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng phơi khô rồi ngâm rượu hay sắc uống.
Giảng viên Y học cổ truyền đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Từ ngàn xưa, cây bình vôi đã được các thầy thuốc bào chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Kết qủa nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần. Trong suốt thời gian chiến tranh, các thầy thuốc của quân đội nhân dân việt Nam đã sử dụng củ bình vôi điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp rất hiệu quả. Ngày nay nó là một dược liệu phổ biến trong bào chế tân dược và các bệnh viện y học dân tộc.
Bình vôi với nhiều tác dụng như chữa mất ngủ, an thần…
Tác dụng chữa bệnh đau bụng của bình vôi
Theo trang tin tức Cao đẳng Y Dược: Bình vôi có khả năng chữa trị các cơn đau do tiêu hóa, ngộc độc thực phẩm, rối loạn bài tiết rất hiệu quả. Trong dân gian, củ bình vôi thường được dùng dưới dạng sắc, ngâm rượu chữa mất ngủ, ho, hen, kiết lỵ, sốt, đau bụng… Tuy nhiên hàm lượng dược tính của bình vôi rất cao, nên để tránh bị “say”, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng với liều nhỏ
Cụ thể, người lớn ngày uống từ 3 đến 6g, trẻ nhỏ dùng với liều lượng 0,02 – 0,025g đối với trẻ 1-5 tuổi; 0,03-0,05g đối với trẻ 5-10 tuổi.
Tác dụng an thần:
Bình vôi được các thầy thuốc đông y dùng làm thuốc an thần, gây ngủ. Những nghiên cứu y khoa hàng đầu đã chững minh hoạt chất L-tetrahydropalmatin dùng chữa suy nhược và rối loạn tâm thần do đó những người bị mắc chứng rối loạn tiền đình và các vấn đề về hệ tiêu hóa có thể sử dụng phương thuốc này. Ngày uống 1-3 viên 50mg.
Điều trị bệnh mất ngủ:
Giấc ngủ ngon luôn là niềm ao ước của các bệnh nhân bệnh mất ngủ. Củ bình vôi có tác dụng giúp an thần, tuyên phế do đó, để trị bệnh mất ngủ hãy dùng bài thuốc từ cây bình vôi. Một ngày các bạn dùng 10 – 15ml rượu thuốc 10% hoặc 3 – 6g bột củ. Một điều lưu ý là để tránh ngộ độc thì các bạn chỉ nên dùng với liều nhỏ: Người lớn chỉ uống từ 3 đến 6g cho một ngày.
Nguồn: Thuốc bắc