Dạ cẫm thường có tên gọi khác là Cây loét mồm hay Đất lượt, là một loại cây thảo thuộc họ Cafe là một loại thảo dược trị bệnh với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào nhiều bài thuốc hay.
- Tổng hợp những công dụng chữa bệnh của cây Chát ngấy
- 11 tác dụng “tuyệt diệu” của nước ép lựu không ngờ
- Viêm đại tràng sẽ biến mất bởi 3 bài thuốc dân gian này.
Một số công dụng chữa bệnh của Dạ cẫm
Mô tả sơ lược về cây Dạ cẫm
Dạ cẫm có tên khoa học là Hediotis capitellata Wall. ex G.Don, là loại cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt , có lông đứng. Thường mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi từ Lạng Sơn Hòa Bình tới Khánh Hoà , Kontum, Đồng Nai và Lâm Đồng. Gặp nhiều trên đất sau nương rẫy bỏ hoang. Lá Dạ cẫm có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ có 4-5 lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 5mm; lá kèm có lông và 3-5 thuz hình sợi. Cụm hoa chuz ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ. Thường ra quả vào tháng 5-7 trong năm. Theo phân tích của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong lá Dạ cẫm có chứa các thành phần hóa học: alcaloid, tanin và saponin.
Dạ cẫm và một vài công dụng đặc biệt
Dạ cẩm có công dụng chữa các bệnh loét dạ dày, lở loét miệng lưỡi, lở loét ngoài da, viêm họng , chữa vết thương do làm chóng lên da non. Chữa lở loét miệng lưỡi bằng cách lấy toàn thân cây băm nhỏ, nấu cao lỏng, trộn mật ong, bôi hàng ngày. Dựa trên cơ sở tác dụng này, năm 1962, bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm chữa loét dạ dày, với tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết loét se lại. Ngoài những công dụng trên, nhân gian còn dùng ngọn non Dạ cẩm cùng với hoa cỏ Bạc đầu và lá cây Răng cưa, giã nhuyễn đắp có công dụng chữa đau mắt; phối hợp với vỏ cây Đỗ trọng nam , đắp bó chữa bong gân.
Dạ cẫm và một vài công dụng đặc biệt
Áp dụng Dạ cẫm vào một số bài thuốc chữa bệnh hay
- Trị vết thương, có công dụng làm chóng lên da non: Dùng lá Dạ cẩm tươi giã nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương.
- Trị lở loét miệng lưỡi: Dùng cao lỏng Dạ cẩm trộn với mật ong, bôi vùng lỡ lét hàng ngày sẽ đỡ dần.
- Chữa ợ chua, loét dạ dày: Dùng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao, chia 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.
Lưu ý từ các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM rằng thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.