Bật mí cách chữa cảm cúm hiệu quả bằng tỏi tía

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Đông y, bên cạnh những vị thuốc bắc khác thì tỏi tía có công dụng hiệu quả trong việc điều trị ho, cảm cúm. Khi bị cảm cúm, bạn có thể áp dụng cách chữa cảm cúm bằng tỏi tía trong bài viết dưới đây.

Những công dụng chữa bệnh của củ tỏi tía.

Theo kiến thức Đông Y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Ngoài ra tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

thaoduocthuocnam.net

Cách chữa cảm cúm hiệu quả bằng tỏi tía.

Còn trong y học hiện đại, hoạt chất chính có trong thành phần của tỏi là Allicin (hoạt chất chứa gốc lưu huỳnh tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi), chất này có khả năng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi.

Tỏi có tác dụng diệt virus và không bị kháng. Bên cạnh những tác dụng này, loại thực vật này còn làm giảm mỡ máu, mỡ trong gan, chống oxy hóa mạnh, kích thích tiêu hoá mạnh và ngăn ngừa đau bụng do nhiễm lạnh. Dùng tỏi hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh mỗi khi chuyển mùa.

Mặc dù tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, song người bệnh vẫn chưa biết cách dùng tỏi hiệu quả. Thói quen xào, nướng, nấu chín tỏi, nghiền tỏi thành bột và sấy khô để dập thành viên (viên bột tỏi), ủ lên men (tỏi đen)… sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của tỏi.

Cách chữa trị cảm cúm bằng tỏi tía.

Để chữa trị cảm cúm bằng tỏi, người dân nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi uống với nước.

Tuy nhiên, ăn tỏi tía sống ít có hiệu quả vì tiền chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển hóa dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa, mùi tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực. Chính vì thế, người bệnh có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Để có hiệu quả cao, người bị cảm cúm có thể sử dụng các thực phẩm chiết lấy thành phần sinh học có trong tép tỏi và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhằm tránh mùi vị khó chịu và kích thích hô hấp khi ngủ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn