Bài thuốc hay điều trị bệnh sốt xuất huyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sốt xuất huyết là bệnh được lây từ người sang người. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều bài thuốc hay trong hỗ trợ và điều trị căn bệnh này.

bai-thuoc-tri-benh-sot-xuat-huyet

Bài thuốc hay điều trị bệnh sốt xuất huyết

Mức độ sốt xuất huyết tùy thuộc vào biểu hiện của người bệnh

Sốt xuất huyết độ 1: bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, tăng thẩm thấu mao mạch, và tiểu cầu giảm nhẹ.

Sốt xuất huyết độ 2: Có dấu hiệu xuất huyết dưới da và nhiều biểu hiện xuất huyết tự phát khác.

Sốt xuất huyết độ 3: mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt hoặc tụt, làn da lạnh tái, vật vã, bị chảy máu ồ ạt, thoát huyết tương nhiều dẫn đến bị sốc, tiểu cầu bị giảm nhiều, và thể tích hồng cầu tăng.

Sốt xuất huyết độ 4: thân nhiệt bị giảm đột ngột, không đo được mạch và huyết áp, người bệnh sốc do mất máu và đông máu trong lòng mạch

Theo Y học cổ truyền bệnh này thuộc nhóm ôn bệnh và ôn dịch, vì nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. Khi phát bệnh, ôn nhiệt dịch độc uất tại kinh dương minh gây nên sốt cao, phiền nhiệt, cảm thấy khát nước, mạch hồng đại. Nếu là tà nhiệt chuyển vào dinh huyết gây nên xuất huyết, phát ban, và chất lưỡi đỏ thẫm. Bệnh nặng lên sau 3 đến 4 ngày, nếu không chữa kịp thời thì nhiệt độc đi sâu hơn vào trong làm cho xuất huyết phủ tạng và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Thuốc y học cổ truyền chỉ có khả năng điều trị tốt sốt xuất huyết ở độ 1 và  độ 2. Phép điều trị theo Đông Y là: thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết và giải độc, nâng cao thể trạng.

bai-thuoc-chua-suy-nhuoc-than-kinh

Một số bài thuốc trị bệnh sốt xuất huyết:

Bài 1: các vị thuốc bắc lá cúc tần 12 gam, cỏ nhọ nồi 16 gam, mã đề 16 gam, trắc bá diệp (sao đen) 12 gam, rau má 16 gam, lá tre 16 gam, củ sắn dây 20 gam, gừng tươi 3 lát. Sắc uống, ngày 3 lần.

Bài 2: cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh, sài đất mỗi thứ 20 gam, cây cối xay (sao vàng) 12 gam, kim ngân 12 gam, hạ khô thảo 12 gam, hoa hòe (sao vàng) 12 gam, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 3 lần.

Bài 3: cỏ nhọ nồi 20 gam, cam thảo 6 gam, hoạt thạch 12 gam, mã đề 16 gam, gừng tươi 3 lát. Nếu không có hoạt thạch thì thay bằng cối xay, không có mã đề thì thay bằng lá tre. Sắc uống ngày 3 lần, hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Bài 4: Hoạt thạch dùng 6 phần, cam thảo 1 phần. Tán bột, trộn đều, uống một ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Nếu hết sốt thì ngưng thuốc ngay.

Các bài thuốc trên khi dùng cho trẻ em phải giảm liều: trẻ 1 tuổi đến 5 tuổi dùng 1/3 liều người lớn, trẻ 6 tuổi đến 13 tuổi dùng ½ liều người lớn. Trẻ từ 14 tuổi trở lên dùng bằng liều người lớn.

Khi bệnh nhân hết sốt, các ban xuất huyết lặn dần, chỉ còn mệt mỏi, ăn kém thì dùng bài “Bổ trung ích khí” gồm: đẳng sâm 16 gam, hoàng kỳ 12 gam, bạch truật 12 gam, đương quy 12g, cam thảo 6 gam, sài hồ 10 gam, thăng ma 8 gam, trần bì 6 gam. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

an-gi-mua-thi-cu

Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Bài 1: đậu xanh xát vỏ 50 gam, lá bạc hà 30 gam, đường trắng 30 gam. Cho đậu xanh, bạc hà vào nồi đổ 1 lít nước đun sôi trong 30 phút, lọc bỏ bã, lấy nước hòa với đường trắng, uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng làm mát cơ thể, chỉ khát.

Bài 2: vỏ dưa hấu (bỏ vỏ xanh, giữ lại cùi) 200 gam, kim ngân hoa 30 gam, đổ 1 lít nước đun sôi trong 30 phút, gạn bỏ bã lấy nước, hòa đường uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: bí đao 200 gam, gạo tẻ 100 gam, nấu cháo rồi cho ít muối hoặc đường tùy khẩu vị, ăn vào 2 bữa sáng và tối. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, chỉ khát.