Nguyên tắc cơ bản của bài thuốc y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chúng ta thường thấy một bài thuốc gồm nhiều vị thuốc bào chế theo một phương pháp nhất định để chữa một bệnh nào đó thì thuốc đó gọi là một bài thuốc.

Nguyên tắc cơ bản của bài thuốc y học cổ truyền

Nguyên tắc cơ bản của bài thuốc y học cổ truyền

Sau đây cung với khoa Dược trường Cao đẳng dược sài gòn cùng tìm hiểu về cấu tạo của một bài thuốc

Có bài thuốc chỉ có một vị (độc vị), ông cha đã từng dùng như cao Tỳ bà diệp, cao Tang chi, cao Kim anh tử, thuốc sắc Độc sâm thang hoặc như thuốc viên Hoàng liên, Diên hồ sách, thanh nhiệt tiêu viêm (chỉ một vị Bồ công anh chế thành) hoặc là thuốc tiêm Bản lam căn, hoặc thuốc lưu truyền trong dân gian như vị mã xỉ nghiễn (rau sam) chữa đau bụng đi tả, ngư tinh thảo chữa bệnh ủng phổi, xú ngô đồng chữa huyết áp cao v.v… Một bài thuốc một có đặc điểm chủ yếu là chuyên chữa một bệnh, nguồn thuốc thì trong dân gian và xung quanh ta, nhân dân lao động dễ học biết và sử dụng, dễ nghiên cứu công năng tác dụng và hiệu quả của vị thuốc đó, là cơ sở hình thành các bài thuốc có nhiều vị.

Có bài thuốc nhiều vị. Từ xưa đến nay các thầy thuốc cũng như lương y dùng thuốc để chữa bệnh đều bắt đầu từ một vị thuốc. Đến khi thấy chỉ dùng một vị để chữa bệnh không được kết quả cao thì mới dần dần dùng hai vị hoặc nhiều vị phối hợp lại, khi dùng hai vị thuốc cùng một lúc có thể xảy ra hiện tượng bổ sung hoặc hạn chế tác dụng của vị thuốc kia (như cùng dùng Ngô thù với Hoàng liên), khử được chất độc của vị thuốc và tăng tác dụng của vị thuốc (như cùng dùng Sinh khương với Bán hạ để tăng tác dụng chống nôn), làm giảm chất mạnh của thuốc (như cùng dùng Đại táo với Đình lịch) hoặc phối hợp để phát huy hiệu quả lớn hơn (như cùng dùng Can khương với Phụ tử, qua việc ghép vị (phối ngũ) như vậy tác dụng của nó không giống như dùng một vị thuốc riêng lẻ. Qua thực tế chữa bệnh bằng kinh nghiệm từ thế này sang thế khác mà hình thành các bài thuốc. Nắm vững những nguyên nguyên tắc ghép vị thuốc thì sử dụng thuốc tốt hơn hợp với các chứng bệnh phức tạp nâng cao được kết quả điều trị. Những bài thuốc hiệu nghiệm do người xưa để lại rất là quý báu cần được khai thác, phát huy.

Nguyên tắc tạo thành bài thuốc:

Bài thuốc đông y được tạo thành bởi các yếu tố như quân, thần, tá, sứ:

Vị thuốc chủ (quân):

Căn cứ theo bệnh tình hình bệnh tật mà chọn chọn một, hai vị thuốc chủ yếu làm nòng cốt chữa bệnh, đó là thành phần chủ yếu để đẩy lui bệnh tật. Như bài Tam thừa khí thang lấy Đại hoàng làm vị quâ tức là xác định cách chữa bệnh công hạ thực nhiệt ở vị tràng.

Vị thuốc phù trợ (thần):

Căn cứ đặc điểm của bệnh tật mà cân nhắc chọn vị thuốc quân rồi lại chọn những vị thuốc khác hỗ trợ thêm để vị quân phát huy được tác dụng cần thiết đề điều trị đẩy lui bệnh tình. Như trong bài Ma hoàng thang thì Quế chi làm vị thần phù trợ cho Ma hoàng để tăng thêm tác dụng tân ôn giải biểu

Vị thuốc gia thêm theo bệnh (tá – sứ):

Tức là theo bệnh của bệnh nhân mà cho thêm vị thuốc vào như để dẫn thuốc vào kinh lạc.

Theo bác sĩ y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết vị quân và vị thần trong bài thuốc không hạn chế một hay hai vị thuốc, rất nhiều bài có đến hai, ba vị tạo thành. Nhưng lúc có vị thuốc chủ hoặc vị thuốc phù trợ có từ hai vị trở lên, có thể xảy ra hai tình huống!

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

trường cao đẳng dược sài gòn đào tạo đông y

Một là sau khi ghép vị rồi có thể tăng cường hạn chế hoặc cải biến tác dụng của vị thuốc chủ hoặc vị thuốc phù trợ như Ngân hoa cùng dùng với Liên kiều trong bài: Ngân kiều tán thì tác dụng thanh nhiệt sẽ được tăng lên, vì hai vị đó dược tính tương tự như nhau

Tình huống khác là ứng dụng kết hợp một lúc hai cách chữa bệnh như bài Đại thừa khí thang lấy Hậu phác, Chỉ thực ghép vị Đại hoàng là ứng dụng kết hợp một lúc hai cách chữa công hạ và hành khí, phá khí, tác dụng của nó càng mạnh hơn. Như bài Hoàng long thang lấy Nhân sâm, Đương quy để ích khí dưỡng huyết phối vị với Đại hoàng để công hạ, đó là kết hợp ứng dụng giữa công và bổ, trở thành bài thuốc vừa công vừa bổ. Cũng có thể gọi vị thuốc nói trên là “sứ dược”, tức là chọn vị thuốc nào đó có tác dụng đến một phủ tạng, kinh lạc nào đấy, dẫn thuốc đến thẳng nơi bị đau như Kiết cánh dẫn thuốc đi lên, Ngưu tất dẫn thuốc đi xuống. Cũng có vị thuốc có tác dụng điều hòa giữa các vị thuốc như thường dùng Cam thảo trong nhiều bài thuốc nhưng không phải bài nào cũng dùng nó.