Theo đông y đại phúc bì hay vỏ quả cau khô có vị cay, tính hơi ôn vào các kinh: Vị, Tỳ, Tiểu tràng và Đại tràng là vị thuốc có tác dụng hành khí lợi thủy, tiểu tích, đạo trệ
- Những trường hợp không nên dùng nhân sâm
- Điều kì diệu đến từ bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến cực hiệu quả
- Những tác hại khôn lường của thuốc bắc ảnh hưởng sức khỏe con người
Bài thuốc đông y từ đại phúc bì
Theo trang tin tức Y Dược, đại phúc bì là vỏ quả đã bỏ vỏ xanh phơi hay sấy khô của cây cau (Areca catechu L.), họ cau dừa (Palmeae). Vỏ quả cứng hình bầu dục hay hình trứng dài, lõm cong, dài 4 – 7 cm, rộng 2 – 3,5 cm, vỏ dày 0,2 – 0,5 cm. Phần ngoài màu nâu thẫm đến màu gần đen, có vân nhăn dọc và vân ngang nhô lên. Đỉnh có vết sẹo của vòi nhụy, gốc có vết cuống quả và đài hoa. Vỏ qủa trong hình vỏ sò, màu nâu tới nâu sẫm, bóng mịn và cứng, chắc. Thể nhẹ, chất rắn, có thể xé theo chiều dọc.
Hướng dẫn sử dụng bài thuốc đông y từ đại phúc bì điều trị bệnh hiệu quả
Bác sĩ Y học cổ truyền Bùi Thị Huỳnh làm việc tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết đại phúc bì là vị thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh hiệu quả.Đại phúc bì được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Hạ khí khoan trung: Dùng khi thấp làm trở ngại ruột, dạ dày, khí trệ trướng đầy.
Bài 1: Hoàng cầm hoạt thạch thang: hoàng cầm, hoạt thạch, phục linh bì, trư linh mỗi vị 12g; đại phúc bì 8g, thông thảo 6g bạch đậu khấu 6g (cho sau). Sắc uống. Chữa thấp nhiệt nung nấu phát sốt, mình nóng, ra mồ hôi đỡ sốt, sau đó lại sốt, rêu lưỡi vàng nhạt mà trơn, mạch hoãn.
Bài 2: Bột nhất gia giảm chính khí: đại phúc bì, hạnh nhân, thần khúc, mầm mạch mỗi vị 12g; hoắc hương chi 8g, hậu phác 8g, phục linh bì 16g, trần bì 6g, nhân trần 16g. Sắc uống.
Đại phúc bì là vị thuốc quan trọng chữa trị nhiều bệnh
Lợi niệu tiêu sưng: Dùng khi bụng phù to thuỷ thũng, tiểu tiện khó hoặc chân sưng phù.
Bài 1: Bột đại phúc bì: đại phúc bì, tang bạch bì, cau, lai phục tử, mộc qua mỗi vị 12g; hạt tía tô, kinh giới tuệ, chỉ xác, gừng sống, ô dược, trần bì mỗi vị 8g; trầm hương 2g. Sắc uống. Trị cước khí, chân sưng phù
Bài 2: Ngũ bì tán: tang bạch bì, sinh khương bì, đại phúc bì, địa cốt bì, trần bì liều lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần dùng 10 – 12g, uống với nước ấm. Tác dụng kiện tỳ, hóa thấp, lý khí tiêu phù. Trị viêm thận, viêm gan cổ trướng, mề đay.
Bài 3: vỏ quả cau, vỏ quýt, vỏ rễ dâu, vỏ củ gừng mỗi loại 12g. Sắc uống trong ngày. Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít.
Bài 4: Thuốc sắc ngũ bì: vỏ rễ dâu, vỏ quả cau, vỏ gừng mỗi vị 12g; trần bì 8g, phục linh bì 8g. Sắc uống. Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện không lợi.
Nguồn:Cao đẳng Dược Hà Nội