Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của cây Dứa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dứa là một loại trái cây ăn quả không mấy xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ít ai ngờ rằng Dứa còn là một cây thuốc quý, một loại thảo dược trị bệnh vô cùng hữu hiệu.

Dứa với vô số lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Dứa với vô số lợi ích mang lại cho sức khỏe con người

Sơ lược thông tin về cây Dứa

Dứa ở một số địa phương còn được gọi với một số tên thông dụng khác như Khóm, Thơm hay Khớm…Dứa có tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr. Cây dứa không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý. Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, dài, cứng, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20cm -40 cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím , các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa. Dứa thường hoa quả vào mùa hè.

Theo Đông y, bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình. Tác dụng: Dứa có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.

Thành phần hóa học có trong cây Dứa

Các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ rằng quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68 %, lipid 0,06 %, glucid 18,4 % (saccharose 12,43%, glucose 3,21 %), cellulose 0,57%, chất chiết xuất 4,35 %, tro 1,24 %. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hỏa là bromelin có thể thủy phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, mangan, kalium, phosphor, calcium, sắt, lưu huỳnh.

Vận dụng Dứa vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Dứa được trồng phổ biến ở nước ta

Dứa được trồng phổ biến ở nước ta

  1. Chữa trường hợp bị say nắng (trúng thử), hoặc sốt cao, sốt vàng da: Dùng nõn dứa (phần non của ngọn cây dứa), khoảng 50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Có thể dùng nhiều lần trong ngày. (Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh).
  2. Chữa sốt nóng: Nõn dứa 30g-40 g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc lấy nước uống.
  3. Trị tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi: Dùng rễ cây Dứa 30g-40 g sắc lấy nước uống.
  4. Chữa nhuận tràng và tẩy: Lấy 50 g quả dứa xanh, gọt vỏ, ép lấy dịch cho uống. Cần chú ý, cách dùng này, không thích hợp cho phụ nữ có thai.
  5. Trị sỏi đường tiết niệu, bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu: Dứa một quả, gọt bỏ vỏ, thêm khoảng 0,3g phèn chua, nấu trong 3 giờ liền. Lấy ra ăn các miếng dứa và uống nước nấu. Dùng liền một tuần lễ. Hoặc dùng rễ cây dứa, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống 30g – 50 g/ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng trên. (Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh).
  6. Chữa viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè.
  7. Trị rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
  8. Chữa viêm phế quản: Dứa quả 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc lấy nước uống.
  9. Chữa viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30g sắc lấy nước uống.
  10. Chữa chứng cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM gửi đến lưu ý cho các bạn đọc rằng Khi ăn dứa cần phải cắt gọt hết các “mắt dứa”, vì trong mắt quả dứa có chứa một số nấm (Candida), nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc: người choáng váng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa tiêu chảy…