Hoàng liên chân gà – thảo dược quý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Đông y Hoàng liên chân gà từ lâu đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh: viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, trĩ, viêm túi mật, viêm gan, viêm ngứa ngoài da, sốt cao, mụn nhọt…Ngoài ra, thảo dược này còn chữa được nhiều loại bệnh khác.

Cây hoàng liên chân gà

Để biết tác dụng của hoàng liên chân gà cụ thể như thế nào? Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về loại thảo dược trị bệnh quý hiếm này trong bài viết này nhé….

Mô tả chung về dược liệu

Tên gọi khác: Hoàng lên, Chi liên, Xuyên liên

Tên khoa học: Coptis teeta Wall, thuộc họ Hoàng liên – Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật:

  • Là cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao khoảng 16-35cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh.
  • Lá có màu lục bóng, hình thoi, dáng mảnh dài, được chia làm 3 lá chét, mỗi lá chét được chia nhiều thùy dạng lông chim không đều, mép lá có răng cưa lớn.
  • Thân rễ có hình trụ, màu vàng, gầy cong queo với nhiều rễ con xung quanh, có chia đốt ngắn, đôi khi phân nhánh. Gọi là Hoàng liên chân gà là do bởi vì rễ cây có hình dáng giống chân gà.
  • Hoa màu vàng mọc ở đầu ngọn thành chùm gồm 3 – 5 hoa.
  • Quả hình thuôn dài, kích cỡ khoảng từ 5 – 8mm, có màu nâu vàng khi chín, hạt trong màu đen. Thời điểm cây cho ra hoa và kết trái thường vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Phân bố: Hoàng liên chân gà là cây ưa ẩm, thường mọc ở trên vách đá ở vùng núi cao khoảng 1500 đến 2500m. Dược liệu này thường mọc nhiều ở Trung Quốc như: Vân Nam, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Giang Tây, v.v. Ở Việt Nam, Dược liệu này phát triển chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, v.v.

Bộ phận dùng: Thân rễ Hoàng liên

Rễ Hoàng liên

Hoàng liên cần được chế biến theo một số phương pháp sau, trước khi dùng:

Hoàng liên phiến: Thận Rễ hoàng liên cho vào bao tải sạch, chà xát cho rụng rễ con, rửa sạch, để ráo nước, thái phiến vát dài khoảng 1-3cm, dày 2-3 mm, phơi hoặc sấy khô.

Hoàng liên phiến

Hoàng liên chích rượu: Hoàng liên phiến 1lít, rượu trắng (35- 40o) 150 ml. Trộn đều rượu với hoàng liên phiến cho ngấm đều, ủ 1 giờ. Sao vàng.

Hoàng liên chích gừng: Hoàng liên phiến,gừng tươi ( tỉ lệ: 1:10). Gừng rửa sạch, giã nát, vắt lấy dịch; vừa đủ 150ml. Trộn đều dịch gừng vào dược liệu, ủ 1giờ cho ngấm đều.  Rồi sao vàng.

Hoàng liên chích giấm: Hoàng liên phiến, giấm ăn (tỉ lệ: 1:10) Trộn đều ủ 30 phút cho ngấm đều. Sao vàng.

Tùy thuộc cách chế mà tác dụng và tính vị sẽ khác nhau, chẳng hạn:

Hoàng liên phiến luôn có vị đắng, màu vàng tươi. Cả 3 loại cuả hoàng liên chân gà sau chế biến, đều có vị đắng, màu vàng đậm, riêng chích gừng có mùi thơm của gừng.  Mỗi loại chế của hoàng liên chân gà đều có tác dụng ưu tiên trên một loại bệnh. Ví dụ hoàng liên chế rượu có tác dụng ưu tiên ở thượng tiêu, chế giấm ưu tiên ở trung tiêu…

Thành phần hóa học:

Chủ yếu các hợp chất alcaloid (6-8%)trong thân rễ, trong đó chủ yếu là berberin. Ngoài ra còn có palmatin, worenin, coptisin, các alcaloid có nhân phenol và các alcaloid không có nhân phenol. Các thành phần alcaloid của dược liệu này đều chứa trong hầu hết các bộ phận của cây. Tuy nhiên ở mỗi bộ phận  lại có hàm lượng thay đổi, tùy theo mùa phát triển của cây.

Như tháng 9-10, ở thân rễ và rễ nhỏ, hàm lượng berberin cao.

Vào khoảng tháng 10, Ở lá già trước khi rụng, thì hàm lượng alcaloid cũng thường cao.

Thành phần hóa học nói trên trong dược liệu là Berberin được quan tâm đến nhiều nhất, rồi thứ đến là Palmatin.

Vị thuốc của Hoàng liên chân gà

Theo cho biết của DS.CK1 Nguyễn Quốc Trung – GV Cao đẳng Dược TPHCM: Dược liệu có vị rất đắng, màu vàng tươi, tính hàn, không mùi. Tác dụng: trấn can, khử nhiệt độc, sát trùng, giải độc,.. được sử dụng để trị các bệnh như lở loét do nhiệt độc, đau mắt đỏ, tiêu chảy, lở miệng, nôn mửa do vị nhiệt, chứng cam tích ở trẻ, nhiễm giun đũa, v.v.

Tác dụng của hoàng liên

Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc dược liệu và hoạt chất berberin đều có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế đối với Shigella shiga, Staphylococcus aureus, Shigella dysenteria, Streptococcus viridans.  Dịch chiết dược liệu còn có tác dụng ức chế mạnh ký sinh trùng đường ruột Blastocystis hominis. cơ chế tác dụng kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp ARN và protein ở các vi khuẩn đã được phát hiện. Tuy nhiên, nếu khi sử dụng berberin sulfat dài ngày, có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc đối với các vi khuẩn nói trên. Song nếu dùng các bài thuốc có hoàng liên phối hợp thì tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn. Từ đó, có thể thấy rằng, khi berberin được tách riêng thì hiệu lực của nó giảm đi so với khi nó ở dưới dạng phối hợp với các thành phần khác trong các vị thuốc.

Làm thí nghiệm trên phôi gà, với Nước sắc hoàng liên nồng độ 50%, có tác dụng ức chế sự phát triển của virut cúm chủng PR8.

Ngoài ra, Hoàng liên chân gà có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle.

Tác dụng kháng khuẩn

Tác dụng kháng nấm

Có tác dụng ức chế sự phát triển của một số nấm gây bệnh ngoài da từ Dịch chiết hoàng liên với độ pha loãng 1:30 Tác dụng kiện vị, giúp tiêu hóa

Có tác dụng làm tăng nhẹ sự phân tiết dịch nước bọt, dịch vị, dịch mật và tăng cường hoạt động của ruột, dạ dày từ Dịch chiết từ hoàng liên

Một số tác dụng khác cuả dược liệu:

  •  Ngoài những tác dụng trên, dược liệu còn được biết đến với những công dụng sau:
  • Kích thích khả năng hoạt động của tim.
  • Làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
  • Làm giãn động mạch vành và gây tê.
  • Phòng ngừa những bệnh liên quan tới xơ vữa động mạch.
  • Hạ thân nhiệt nhanh chóng và an toàn.
  • Kháng lợi niệu.

Các bài thuốc dân gian quý từ cây Hoàng liên chân gà

Thảo dược này là vị thuốc quý, được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc quý từ thảo dược này được các GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ như sau:

Chữa chữa lỵ bằng Hoàng liên

  • Ngày uống 3 -6 g/ngày chia 3 lần/ngày. Dùng trong vòng 7 đến 15 ngày.
  • Trường hợp lỵ kèm theo triệu chứng sốt thì sau 2 – 3 ngày sử dụng sẽ hạ sốt, và sau 5 ngày sử dụng hết lỵ trực trùng

Chữa trị sốt cao, mệt mỏi, khó ngủ, nóng ra lồng ngực

  • Dược liệu gồm có: hoàng liên 3.2g, a giao, hoàng cầm mỗi vị 8g. 12g thược dược, 1 kê tử hoàng,
  • Tất cả đem sắc thuốc uống đều đặc 1 thang cho đến khi hết sốt.

Chữa trị chứng nôn mửa

  • Hoàng liên và ngôn thù du và với tỷ lệ 6:1
  • Tất cả tán thành bột mịn rồi trộn đều và làm thành viên hoàn. Dùng liều 4g/lần, Ngày dùng 2 lần cùng nước nóng với.

Chữa trị chứng sởi mới mọc

  • Dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: hoàng liên, hoàng cầm, , ma hoàng và hoàng bá, cây xích sanh mộc, mỗi vị 28g. còn có them: 60g thạch cao, 100g đạm đậu xị, 30 hạt chi tử.
  • Trộn đều các dược liệu, sắc, dùng 30g sắc thêm với 3 cọng hành. uống đều đặn đến khi hết bệnh. mỗi ngày 1 thang

Lưu ý khi sử dụng:

Vị thuốc hoàng liên chân gà, khi dùng cần tránh nhầm lẫn với một số cây thuốc khác cũng mang tên hoàng liên như: hoàng liên gai, hoàng mù, (Berberis wallichiana DC. Berberidaceae, chứa berberin 3-4%), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC, Ranunculaceae). hoàng liên ô rô, (Mahonia bealii Carr. Berberidaceae),

Để dược liệu này phát huy tác dụng hiệu quả, cần sử dụng sau đây:

  • Không dùng cho những người phiền nhiệt, âm hư, tiết tả, tỳ hư.
  • Không được nhầm lẫn vị thuốc Hoàng liên chân gà với các thuốc khác có tên tương tự như hoàng liên gai, hoàng liên ô rô, thổ hoàng liên, hoàng liên ba gai.
  • Dùng liều cao có thể gây ngạt do hệ hô hấp trung tâm bị tê liệt nên cần thận trọng
  • Không dùng Cúc hoa, Huyền sâm, Bạch tiễn bì, thịt heo hay Bạch cương tàm. trong quá trình có vị thuốc hoàng liên chân gà

Qua đó ta thấy Hoàng liên chân gà là một loại thuốc quý và công dụng của thảo dược này đã được khoa học công nhận. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc để giảm thiểu tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra./.

Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp