Vị thuốc Cam thảo có công dụng trị bệnh như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cam thảo là một loại cây thuộc họ Cánh bướm, đây là một loại thảo dược cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Cam thảo và một số công dụng chữa bệnh hữu ích

Cam thảo và một số công dụng chữa bệnh hữu ích

Thảo dược trị bệnh: Sinh cam thảo, bắc cam thảo 

Cam thảo hay còn được gọi với một số tên khác là Sinh cam thảo, bắc cam thảo hay quốc lão. Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc họ Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae

Cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn tại nước ta, vị thuốc cam thảo được trồng nhiều ở các tỉnh như Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội.

Theo các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, cây cam thảo có chứa một số thành phần hóa học như: Glycyrrhizin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Neo-liquiritin, Isoliquiritin, Licurazid và Liquiritigenin…v.v.

Cam thảo được trồng khá nhiều ở nước ta

Cam thảo được trồng khá nhiều ở nước ta

Một số bài thuốc trị bệnh bằng cam thảo

Thầy thuốc YHCT chia sẻ đến bạn đọc một vài bài thuốc hay trị bệnh có sử dụng cam thảo như sau:

Trị khó thở, tâm phế suy nhược: Sử dụng 12g cam thảo kết hợp với 8gram nhị sâm và 10g đương quy, đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4g bột hòa tan với nước ấm rồi uống. Ngày uống 3 đến 4 lần.

Chữa viêm loét dạ dày :Sử dụng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo thêm vào đồ uống và uống nóng. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml. Điều trị liên tục trong 6 ngày, giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Chữa ho lao, ho lâu ngày: Dùng cam thảo nướng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 đến 4 lần để đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Chữa trẻ em cấm khẩu: Dùng 10gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.

Chữa ngộ độc, mụn nhọt: Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày uống 1 đến 2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày, giúp giải độc và giảm sưng ở mụn.

Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Sử dụng 50gram cam thảo tươi sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước bữa ăn 15 đến 20 phút.

Trị viêm họng: Dùng 10gram cam thảo sống hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Cam thảo được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Cam thảo được áp dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Cam thảo

Theo các khuyến cáo của các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ cam thảo hoặc lấy rễ cây cam thảo để làm chất bổ sung. Bởi theo một số nghiên cứu, hoạt chất glycyrrhiza có trong cây cam thảo có thể gây hại đến não bộ đang phát triển của thai nhi. Từ đó, nó sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức của trẻ sau này.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học nghiên cứu cho răng việc tiêu thụ quá nhiều thảo dược trị bệnh từ cam thảo trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng sinh non. Chính vì thế, phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng cam thảo để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài đối tượng đang mang thai, người bị lợi tiểu trừ thấp, bụng đầy hơi hoặc phù trướng,… không nên sử dụng cam thảo, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Qua hết bài chia sẻ các bạn cũng phần nào hiểu được cam thảo có tác dụng hữu ích trong điều trị bệnh. Thông tin về cam thảo được chia sẻ bởi các giảng viên/ chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không áp dụng theo!

Nguồn: thuốc bắc tổng hợp