Quế là một dược liệu quý được sử dụng nhiều trong đông y cổ truyền. Quế nhục được lấy từ phần vỏ thân cây, vỏ cành lớn của cây Quế có vị cay ngọt, tính nóng và dùng để trị ho vô cùng hiệu quả.
- Mách bạn những món ăn bài thuốc đông y giúp bổ thận tráng dương
- Công dụng và một số bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây vối
- Các bài thuốc đông y chữa bệnh từ hoa thiên lý
Quế nhục – vị thảo dược có tính dược liệu cao
Một số thông tin về Quế nhục
Quế nhục hay còn có tên gọi khác là Quế chi, Quế quỳ, Quế thanh, Quế quan, Quế bì, … có tên khoa học là Cinnamomum obtusifolium Nees., thuộc họ Long não (Lauraceae). Là bộ phận vỏ thân của cây Quế. Vỏ Quế khô được cạo sạch lớp biểu bì gọi là Nhục quế tâm; vỏ quế được cuộn thành hình xoắn ốc gọi là Quan quế.
Quế là một loài thực vật lớn, to và cao khoảng từ 10 – 20m, vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, mặt trên có màu xanh sẫm bóng, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành, thường ra vào khoảng tháng 4 – 8 hàng năm. Quả hạch, hình trứng, có màu nâu tím và nhẵn bóng khi chín, cho quả vào tháng 10 – 12 hoặc tháng 1 – 2 năm sau.
Theo Y học cổ truyền: Quế nhục có tính dược liệu cao, tính đại nhiệt và có thể sử dụng chữa các bệnh do nhiễm hàn. Đồng thời, Quế nhục còn có vị cay ngọt, tính ấm có tác dụng giải biểu phong hàn. Quế nhục có một số công dụng chính có thể kể đến như: Bổ hỏa, trợ dương; Tán hàn, giải biểu, ôn tỳ, chỉ thống; Lợi can phế khí, … và được chỉ định điều trị trong các trường hợp: Chữa bệnh do lạnh; chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi; Bế hàn ở kinh lạc gây đau bụng thượng vị, đau mỏi cơ thể, rối loạn kinh nguyệt…
Theo Y học hiện đại: Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Trong Quế nhục có thành phần hoá học là các hợp chất: Diterpenoid, Phenyl glycosid, Hợp chất flavonoid, Coumarin, Tanin, Đường, Calci Oxalat, Chất nhầy, Chất nhựa, … nên tinh dầu của Quế nhục có khả năng:
- Giảm đau, giải nhiệt, an thần và chống co giật.
- Tăng cường hệ tiêu hóa và giảm đau bụng do co thắt.
- Tăng lưu lượng máu lên động mạch tim và cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Khả năng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), đồng thời ức chế sự hoạt động của các loại nấm mốc.
Quế nhục là vị thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc chữa bệnh. Dạng dùng chủ yếu của Quế nhục là thuốc sắc (2 -5g mỗi ngày), bột (1 – 2g mỗi lần), ngâm rượu (5 – 15g mỗi ngày) hoặc siro (30 – 60g mỗi ngày).
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với Quế nhục
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với Quế nhục
Quế được sử dụng nhiều trong các phương pháp chữa bệnh thông dụng trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc hay, chữa bệnh hiệu quả với Quế nhục được các Bác sĩ, Y sĩ Y học cổ truyền tổng hợp và chia sẻ, hãy cùng tham khảo nhé!
Bài thuốc điều trị thận hư, gây đau bụng, tiêu chảy
Thành phần:
- Nhục quế, Lưu hoàng, Can khương: mỗi vị 3g.
- 2g Chu sa và 10g Hắc tử phụ.
Cách dùng: Vo thành viên hoàn và uống với nước ấm. Một ngày / 2 lần, mỗi lần / 3g.
Bài thuốc trị nhiễm độc Phụ tử: Dùng 5 – 10g Quế nhục, ngâm trong nước và uống. Sau khi uống khoảng 15 phút sẽ nôn. Triệu chứng nôn sẽ khỏi sau khoảng 30 phút.
Bài thuốc 3 điều trị bụng đau, đau bụng kinh do hư hàn: Dùng 3 – 4g Quế nhục, tán thành bột mịn, dùng chung với nước ấm hoặc rượu ấm, mỗi lần dùng 3 – 4g.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh
Thành phần:
- Cam thảo: 4g
- Nhục quế: 5g
- Can khương: 5g
- Đương qui: 12g
- Thục địa: 16g
Cách dùng: Sắc uống trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm thận mãn tính
Thành phần:
- Quế nhục: 4g.
- Phụ tử: 10g.
- Sơn dược, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh, Ngưu tất: mỗi vị 12g.
- Can địa hoàng, Xa tiền tử: mỗi vị 15g.
Cách dùng: Tán thành bột mịn, trộn thêm với mật ong và vo thành viên hoàn. Một lần dùng 15g viên hoàn, 1 ngày / 2 – 3 lần.
Bài thuốc chữa tỳ vị hư hàn, chân tay lạnh, mạch yếu, bụng lạnh
Thành phần:
- Nhục quế, Mộc hương, Đinh hương: Mỗi vị 4g.
- Nhục đấu khấu, Phụ tử: Mỗi vị 12g.
- Can khương: 6g.
- Phục linh: 8g.
Cách dùng: Tán thành bột mịn, uống cùng với nước ấm. Một ngày 2 – 3 lần, một lần dùng 12g.
Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng lâu, ẩm lạnh, hành thủy
Thành phần:
- 3g Nhục quế
- 9g Triết bối
- 10g Đương quy
- 16 Sinh hoàng kỳ
- 3 lát Sinh khương
- Mỗi vị 4g gồm: Trần bì, Cam thảo
- Mỗi vị 8g gồm: Thược dược, Liên kiều
- Mỗi vị 12g gồm: Đảng sâm, Phục linh, Kim ngân hoa, Tạo giác thích
Cách dùng: Sắc thuốc uống trong ngày.
Bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng cần phải tham khảo ý kiến của Y Bác sĩ để sử dụng dược liệu đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: thuocbac.edu.vn tổng hợp