Những tác dụng ít biết của cây sả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sả không chỉ là gia vị cho bữa ăn thêm ngon mà còn là một trong những vị thuốc, thảo dược trị bệnh quý của người Việt Nam. Chúng có rất nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh thường gặp hàng ngày.

cay-sa

Những tác dụng ít biết của cây sả

Cây sả có tác dụng giảm đau

Tinh chất sả có tác dụng giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở một số vùng khác trên cơ thể như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu.

Cách dùng: lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Nếu bị đau cấp tính thì có thể lấy sả tươi sắc lấy nước uống.

Tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Theo Kiến thức Đông Y, Cây sả có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ hoặc đau bụng khi hành kinh.

Cách dùng: lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, chị em cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy giảm đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Tác dụng chống khuẩn.

Trong thành phần của cây sả có chứa các chất như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Chính vì thế người ta còn dùng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, bàng quang, dạ dày, thành ruột, ruột kết, niệu đạo, tuyến tiền liệt và thận mang lại hiệu quả rất tốt.

Tinh chất trong sả có tác dụng giảm huyết áp

Tinh chất có trong thành phần của củ sả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Một số nghiên cứu đã chứng minh hợp chất citral có trong sả có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene – chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Sả có tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Sả có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh… Tinh dầu có trong sả có công dụng làm tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Giải độc hiệu quả

Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric.

Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.

trong-cay-sa

Cây sả rất dễ trồng

Điều trị sốt rét cảm lạnh

Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.

Giúp diệt nấm

Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.

Trà sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.