Đông Y đã có từ rất lâu đời, sự phát triển của nền Y học hiện đại cũng xuất phát chính từ nền Y học cổ truyền ấy. Trong đó phải kể đến 3 vị thuốc bắc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y
Nên Y học đông y nước ta có rất nhiều vị thuốc lâu đời có hiệu quả trị bệnh cao và hạn chế tác dụng phụ cũng như an toàn cho người sử dụng hơn so với thuốc tây y. Dưới đây là công dụng và cách sử dụng 3 loại thảo dược phổ biến trong đông y mà giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ đến bạn đọc.
Bồ công anh
Bồ công anh được biết đến là một trong những loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), sống được khoảng một hoặc hai năm, không lông, chúng thường mọc hoang dại ven đường, hoặc trên các sườn đồi nhiều nắng, và chỉ mọc ở cao độ từ thấp tới trung bình.
Công dụng: Ở Việt Nam, bồ công anh được xem là một vị thuốc bắc của dân gian để chữa bệnh sưng vú, tình trạng tắc tia sữa, hiện tượng mụn nhọt đang sưng mủ, hoặc bị mụn nhọt, đinh râu. Ngoài ra nó còn dùng uống trong chữa các bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Sử dụng: Sử dụng hàng ngày: 20 đến 40 gam lá tươi hoặc 10 – 15 gam lá khô hoặc cành và lá khô.
Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc bắc khác. Thường được dùng dưới dạng thuốc sắc và có thêm đường cho dễ uống. Ngoài ra, chúng có thể được giã nát để đắp ngoài.
Tam thất
Củ tam thất thường mọc hoang ở rừng núi, dấu hiệu nhận biết là cứng, nặng đen, thịt tam thất màu xanh xám, chỗ cắt mịn thì rất tốt, còn thịt trắng vàng là kém chất lượng. Còn Tam thất được nuôi trồng thì bé hơn, da nhẵn, ít vị đắng và kém phẩm chất.
Công dụng: Tam thất có vị đắng nhưng hơi ngọt, tính âm, là vị thuốc nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ được dùng để chữa những chứng xuất huyết do huyết ứ, ho ra máu, thủy thũng …Ngoài ra, tam thất có thể dùng cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, hoặc người già yếu. Người ta còn phát hiện ra tam thất còn có tác dụng lớn trong ngăn chặn sự phát triển của các khối u trên cơ thể.
Sử dụng: Có thể dùng khi còn tươi bằng cách rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Hoặc có thể rửa kỹ, để ráo, sau đó ủ rượu cho mềm, bào từng phiến mỏng, rồi sấy nhẹ cho khô và đựng trong lọ kín, khi dùng thì hãm riêng rồi hòa vào chén thuốc đã được sắc tới. Có người thì sử dụng bằng cách rửa kỹ để ráo, ủ rượu khoảng ba giờ cho mềm, và thái mỏng sao qua, tán thành bột để dùng. Hiện nay thường thấy người ta còn sử dụng tam thất trong các món ăn bài thuốc để tăng sự bổ dưỡng và tác dụng chữa bệnh.
Nhân trần
Nhân trần còn có các tên gọi là: hoắc hương núi, chè nội. Nó là một trong những loài thực vật thuộc họ Mã đề. Loại cây này sinh sống tại các khu vực ẩm ướt thuộc sườn đồi núi, bờ ruộng, hoặc bãi đất trống và có thể gieo trồng bằng hạt.
Công dụng: Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn nhân trần thường được dùng làm nước uống hàng ngày thay nước chè, nước vối. Ngoài ra, chúng còn được dùng để chữa các chứng của bệnh: hoàng đản, cấp tính, tiểu tiện vàng đục và ít. Còn được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, ăn uống tiêu hóa kém, cảm cúm ho, nhức đầu.