Hoàng kỳ, một vị thuốc truyền thống trong Đông y, đã được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ. Nó giúp bổ sung năng lượng, cải thiện sức kháng của cơ thể và chữa trị tình trạng suy nhược, mệt mỏi, yếu đuối và nhiều công dụng khác. Có nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã chứng minh rõ những lợi ích của hoàng kỳ đối với sức khỏe con người.
- Những loại thảo dược hỗ trợ giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ
- Hẹ và tác dụng chữa ho không thể bỏ qua
- Tìm hiểu về Nữ lang – Loài cây thuốc thần kỳ từ thời cổ đại
Hình ảnh cây Hoàng kỳ
Hãy cùng Giảng viên từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về thảo dược này nhé!
1. Đặc điểm chung dược liệu
Tên khác: Khẩu kỳ, Bắc kỳ, Tiễn kỳ hoặc Miên hoàng kỳ…
Tên khoa học: Astragalus membranaceas – Fabaceae (họ Đậu )
1.1. Mô tả thực vật
Cây hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống nhiều năm. Thân mọc thẳng đứng, cao khoảng 60 – 70cm, phân chia rất nhiều nhánh.
Lá mọc đơn hay so le, có dạng kép lông chim, Trung bình, mỗi lá kép chứa từ 15 đến 25 lá chét. Lá chét có hình tròn hoặc trứng và thường có lông màu trắng ở phần trên của trục lá
Cây hoàng kỳ cho hoa màu vàng nhạt, các hoa thường mọc thành các cụm hoa dài hơn so với lá. Thời gian ra hoa thường rơi vào khoảng tháng 6 và 7 và sau đó tạo thành quả vào tháng 8 và 9..
Quả có hình dạng đậu dẹt và thon dài, bề ngoài được phủ lông tơ ngắn. Bên trong, quả chứa hạt màu đen, có hình dạng giống thận.
Rễ của cây thường có hình trụ, với đường kính khoảng từ 1 đến 2cm, và có vỏ màu vàng nâu hoặc nâu đỏ. Rễ thường dài và xâm nhập sâu vào lòng đất.
1.2. Phân bố – Thu hái, chế biến:
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Cây hoàng kỳ mọc hoang tại Trung Quốc, ưa ở các vùng đất cát và có thoát nước tốt với sự phát triển mạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Bửu Kê, Hoa Bắc, Diên An,Trung Quốc
Ở Việt Nam, cho đến nay, chúng ta vẫn phải nhập khẩu hoàng kỳ từ Trung Quốc. Mặc dù đã có thử nghiệm trồng cây hoàng kỳ trong nước, nhưng sản lượng trồng chưa nhiều. Loại cây này đã được thực hiện trồng thử tại Đà Lạt và Sapa, nhưng số lượng cây trồng vẫn còn hạn chế.
Thu hái – sơ chế
Thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu.Thu hái rễ ở cây từ 3 năm tuổi trở lên nhưng tốt nhất là cây có từ 6 – 7 năm tuổi. Sau khi đào lên, rễ được làm sạch khỏi đất cát, loại bỏ rễ con và hai đầu không cần thiết, sau đó sấy khô hoặc phơi khô.
Nên chọn những rễ có nhiều thịt, lớn, có màu vàng và thịt dai. Rễ sau khi chế biến thường có hình dạng trụ dài, đường kính từ 1.5 đến 3.5cm, bề ngoài thường có màu nâu xám hoặc vàng tro và có các vân chạy dọc. Ruột rễ thường có màu vàng, dai và ít xơ.
Quá trình chế biến hoàng kỳ thường bao gồm các cách sau:
Sinh kỳ (hoàng kỳ sống): Rễ được ủ cho đến khi mềm, sau đó cắt thành miếng mỏng có độ dày 1 – 2mm, và tiếp theo là quá trình phơi khô hoặc sấy nhẹ.
Chích kỳ (hoàng kỳ tẩm mật sao): Mật ong được hòa quyện với nước sôi. Rễ được thái thành các phiến, ngâm trong nước mật ong, Rồi đem sao vàng cho đến khi không còn dấu vết dính.
Vị thuốc được để nguội và bảo quản để sử dụng dần.
Để tẩm 10kg hoàng kỳ, cần dùng 2.5 – 3kg mật ong.
Bảo quản
Dược liệu dễ bị hư hại và ẩm mốc, vì vậy nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Nếu chế thành chích kỳ thì ta không nên để quá lâu.
Hoàng kỳ đã được chích mật
2. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng: là rễ cây Hoàng kỳ
Vị thuốc hoàng kỳ
3. Thành phần hóa học
Hoàng kỳ chứa một loạt các thành phần hóa học đa dạng, được phân chia thành 3 nhóm chính là Saponin, isoflavonoid và polysaccharide. Trong danh sách này, nổi bật có những hợp chất quan trọng như Cholin, acid amin, betaine, glucose, vitamin P, acid folic, methoxyisoflavone, glucuronic acid, và nhiều hợp chất khác.
4. Tác dụng dược lý
*Theo Đông Y:
Theo quan điểm Đông y, hoàng kỳ có tính chất ôn, vị ngọt, và có tác dụng tối ưu trên kinh phế và tỳ. Các tác dụng chính của hoàng kỳ bao gồm:
– Hoàng kỳ dùng sống giúp tiêu thũng, bổ dưỡng, bảo vệ cơ thể, tăng cường chức năng thận, thúc đẩy tiểu tiện, tăng cường gân xương, nâng cao sức kháng, chống viêm, giúp giải độc.
– Sử dụng hoàng kỳ nướng giúp bổ trung và kích thích năng lượng.
Chủ trị: Hoàng kỳ được sử dụng trong điều trị các tình trạng như mệt mỏi do hư khí, tiêu chảy lâu ngày, rong huyết, viêm thận mạn, tiểu đường, và nhiều tình trạng khác
+ Sinh hoàng kỳ:
Có tác dụng ích khí và cố biểu, giúp tăng cường năng lượng.
Có khả năng làm lợi tiểu, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu khát (tiểu đường) và tiểu buốt.
Có tác dụng giải nhiệt và giải độc.
Có khả năng bài nùng (rút mủ) và giúp trong việc điều trị viêm da lở loét.
+ Chích hoàng kỳ:
Có tác dụng bổ trung và ích khí, giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Có tác dụng thăng dương và có tác dụng trong việc điều trị mệt mỏi nội thương, tỳ hư, và tiêu chảy Có khả năng điều chỉnh tình trạng hư suy của khí huyết.
* Theo y học hiện đại:
– Chất Astragalosid IV trong Hoàng kỳ có tác dụng đối với hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, và chống viêm nhiễm do virus.
– Isoflavonoid trong dược liệu có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa, kháng viêm đối với bệnh viêm khớp mãn tính và tinh kháng virus .
+ Tác dụng lên hệ miễn dịch: Chiết xuất Polysaccharid trong hoàng kỳ giúp tăng cường khả năng của bạch cầu đa nhân và đại thực bào, kích thích tế bào T, tăng hoạt tính interleukin-2, và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.
+ Tác dụng lên tim mạch: Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường sự co bóp của tim, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị suy tim.
+ Tác dụng lợi niệu: Hoàng kỳ có tác dụng lợi niệu ban đầu, nhưng không có hiệu quả rõ rệt khi sử dụng kéo dài.
+ Tác dụng chống viêm: Astramembrannin trong hoàng kỳ có tác dụng ngăn chặn thấm máu qua mao mạch do histamine và serotonin ở liều tiêm tĩnh mạch 50mg/kg.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng kỳ có tác dụng chống lại một số loại khuẩn như Shigella, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng.
+ Tác dụng thúc đẩy phát triển cơ thể và kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu in vitro cho thấy hoàng kỳ tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ, và thúc đẩy tế bào phát triển nhanh hơn, là một loại thuốc được coi là có khả năng hồi phục sức khỏe.
+ Tác dụng hạ áp: Hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch, có thể làm giảm huyết áp.
+ Tác dụng bảo vệ gan: Hoàng kỳ tăng hàm lượng albumin và protein trong huyết thanh, bảo vệ gan và giảm lượng glycogen trong gan.
+ Tác dụng đối với tử cung: Hoàng kỳ có tác dụng co bóp tử cung.
Cách sử dụng và liều lượng: Hoàng kỳ có thể sử dụng dưới nhiều dạng như sắc, bột, viên hoặc dùng bên ngoài. Liều dùng thông thường từ 12 – 20g mỗi ngày, có thể tăng lên đến 80g mỗi ngày.
5. Một số bài thuốc hay có Hoàng kỳ
1. Chữa trị chứng suy nhược và tăng cường sức kháng:
Hoàng kỳ 30g, Nấm hương 150g, gừng tươi 15g, hành 20g.
Sơ chế nguyên liệu và đem xào chín với dầu vừng. Sau đó, thêm nấm và nước, đun sôi trong 30 – 60 phút. Dùng kèm với canh cải bẹ.
2. Cháo hoàng kỳ giúp tẩm bổ và phục hồi cơ thể sau phẫu thuật
Hoàng kỳ 30g, Nếp 200g, đường đen 20g, a giao 30g.
Thực hiện: Nấu cháo và thêm đường đen và bột a giao, ăn nóng.
3. Chữa trị chứng suy nhược , miệng khô, khó thở, mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, mặt xanh vàng, tim đập nhanh
Bài 1: Cam thảo 1 phần, chích kỳ 6 phần..
Đem các vị tán nhỏ, dùng 4 – 8g/lần sắc uống. Dùng 3 lần/ngày (sáng – trưa – tối).
Bài 2: chích kỳ và đại táo mỗi vị 6g, sinh khương 4g, thược dược 5g, Quế chi,cam thảo mỗi vị 2g,
Đem sắc lấy nước, chia 3 lần uống/ ngày. có thể thêm mật ong hoặc mạch nha vào để uống.
Bài 3: Hoàng kỳ 24g, Phòng phong và bạch truật mỗi vị 8g,
Đem tán thành bột mịn, trộn đều. dùng 6 – 8g//lần uống với nước hoặc rượu, dùng 2 lần/ngày.
4. Chữa trị phong thấp, ra nhiều mồ hôi, sợ gió và mạch phù
Hoàng kỳ 40g.Táo 1 trái, gừng 4 lát, bạch truật 30g, cam thảo 20g, phòng kỷ 40g,
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.
5. Bài thuốc giúp bổ huyết, mất nhiều máu kèm theo sốt, huyết hư
Đương quy 8g và hoàng kỳ 40g.
Thực hiện: Sắc uống ngày/1 thang.
6. Chữa trị chứng sa dạ dày, sa tử cung, sa thận, sa trực tràng
Chim câu 1 con, hoàng kỳ 60g, kỷ tử 30g.
Thực hiện: Hầm chín và ăn khi nóng.
7. Chữa trị phì đại tuyến tiền liệt
Hoàng kỳ sống 100g và Hoạt thạch 30g và
Đem Sắc chắt lấy nước sau đó thêm 3g hổ phách tán bột và chia ra nhiều lần uống, nên dùng khi đói.
8. Chữa trị đau nhức xương khớp do khí huyết hư và cơ thể suy nhược
Hoàng kỳ 16g, sinh khương và bạch thược mỗi vị 12g, Quế chi 6g, đại táo 3 quả,
Đem Sắc uống hằng ngày.
9. Trà phòng ngừa cảm cúm và viêm phế quản
Hoàng kỳ đã thái lát mỏng, phơi khô.
Hãm lần 5 – 10g với nước sôi trong 30 phút và dùng thay cho trà.
10. Chữa trị bệnh mạch vành (bệnh nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim)
Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, đương quy 12g, đan sâm 15g và xích thược 15g.
Sắc uống, dùng 1 thang/ngày, liên tục trong 4 – 6 tuần.
11. Chữa trị vàng da do nghiện rượu, chân sưng đau, vùng dưới tim đau
Hoàng kỳ 80g cùng với Mộc qua 40g
Đem tán bột mịn, dùng 8g/lần với rượu. Dùng 3 lần/ngày.
12. Chữa viêm khớp và đau liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Hoàng kỳ 40 – 160g, xích thược và đương quy vĩ mỗi vị 8g,
Hồng hoa, xuyên khung, địa long và đào nhân mỗi vị 4g,
Đem sắc uống. Ngày 1 thang.
Một số lưu ý khi dùng vị thuốc hoàng kỳ
6. Những lưu ý khi dùng vị thuốc hoàng kỳ
Theo cho biết từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Khi sử dụng vị thuốc Hoàng kỳ cần lưu ý một số điều sau:
– Hoàng kỳ kị Bạch tiễn bì, Miết giáp và Phòng phong.
– Không nên sử dụng trong trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng, do có thể gây tác động không mong muốn hoặc trầm trọng hơn.
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoàng kỳ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé.
– Đảm bảo an toàn người bệnh chỉ nên sử dụng không vượt quá 10 – 15g hoàng kỳ/ngày.
– Người có các vấn đề về tim mạch, áp lực máu cao hoặc thở hổn hển nên thận trọng khi sử dụng hoàng kỳ, và nên thảo luận với bác sĩ trước khi dùng.
Trên đây là những thông tin về hoàng kỳ – một loại vị thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc cải thiện sức khỏe và hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến vấn đề khí huyết. Hoàng kỳ có tiềm năng đáng kể để cải thiện cả tình trạng khí lẫn huyết. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học hiện đại đã chứng minh rằng loại vị thuốc này có nhiều tác dụng quan trọng, bao gồm khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và kháng khuẩn. Nó cũng có khả năng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về gan, tim mạch…
Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được tác dụng tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn hoặc tương tác có thể làm giảm hiệu quả của thuốc khác mà bạn đang sử dụng, rất quan trọng để tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên môn trước khi bắt đầu sử dụng loại vị thuốc hoàng kỳ này./.
Theo Tin Y Dược tổng hợp từ DsCKI. Nguyễn Quốc Trung