Mụn trứng cá là chứng bệnh thường gặp trong độ tuổi dậy thì ở nam và nữ. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
- Đánh bay hôi nách nhanh chóng với quả mướp đắng
- Hướng dẫn những bài thuốc điều trị sa trực tràng hiệu quả
- Điều trị nhiệt miệng bằng Y học cổ truyền hiệu quả
Bài thuốc trị trứng cá hiệu quả trong Đông Y
Bài thuốc trị trứng cá hiệu quả trong Đông Y
Mụn trứng cá là chứng bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì ở nam và nữ, bệnh còn gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Mụn trứng cá có thể ở một vùng hoặc cả mặt, mức độ dày mỏng khác nhau, liên tục hay từng đợt, bệnh dai dẳng. Bệnh tuy không nặng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý xã hội, do đó, người bệnh cần được điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc hay điều trị tùy chứng bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Nếu mụn trứng cá đỏ, sưng, đau, nóng, có mụn mủ ngứa, khó chịu, cảm giác buồn ngứa trên mặt; chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng; tiểu tiện vàng sẻn; mạch phù sác.
Bài thuốc: Nhân sâm 10g, hoàng bá 12g, tang bạch bì 16g, tỳ bà diệp 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g. Các vị trên sắc với 1,5 lít nước, lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần.
Nếu mụn trứng cá đỏ sưng, bì phu trơn nhày và nổi sẩn nhiều cục dày có khi thành từng mảng, có mụn mủ, đại tiện táo, bụng đầy, chán ăn, tiểu vàng sẫm; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt; mạch hoạt sác.
Bài thuốc: nhân trần 24g, đại hoàng 12g, chi tử 16g, thiên hoa phấn 12g. Các vị trên cùng sắc với 1,6 lít nước, lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra làm 3 lần.
Nếu mụn trứng cá lúc đầu chỉ mọc ở hai gò má sau lan nhanh ra cả mặt, nhiều, dày, chân cứng. Bệnh tăng giảm hoặc khỏi theo chu kỳ hoặc bệnh lý của kinh nguyệt. Bệnh kéo dài, sắc da sạm, mạch huyền hoạt, kém tươi nhuận.
Bài thuốc: Sinh địa 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, xích thược 10g, chỉ xác 10g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, khung 12g, ngưu tất 10g, cát cánh 10g, xuyên đương quy 12g, thiên hoa phấn 12g. Các vị trên cùng sắc với 1,8 lít nước, sắc lọc bỏ bã rồi lấy 200ml. Mỗi ngày uống 1 thang và chia đều 3 lần.
Thuốc dùng ngoài:
Những mụn có mủ thâm, đau nhức, bùng nhùng: nặn sạch, bôi cao ngọc hồng, sau đó bôi cao sinh cơ để liền vết thương và chống thâm da.
Nguồn: thuocbac.edu.vn