Cây trứng cá và các tác dụng không hẳn ai cũng biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trứng cá thuộc loại cây ưa sáng, thân gỗ nhỏ, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và chống chịu với sự khắc nghiệt của môi trường tốt.

Cây trứng cá là gì?

Tên gọi khác: Cây mật sâm.

Tên khoa học: Muntingia calabura.

Họ khoa học: Thuộc họ Trứng cá-Muntingiaceae.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Trứng cá thuộc loại cây ưa sáng, thân gỗ nhỏ, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và chống chịu với sự khắc nghiệt của môi trường tốt. Cây thích nghi trên hầu hết các loại đất trồng, bao gồm cả vùng ven biển, đất cát thô. Cây mọc nhiều ở ven đường, vườn nhà,… tạo bóng mát, chắn gió, lấy gỗ, làm thực phẩm…

Tái sinh tự nhiên bằng hạt khá mạnh, sau khoảng 2 năm trồng, cây bắt đầu ra hoa tạo quả, riêng phần quả có thể ăn được.Ngoài ra Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết thêm cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chịu được điều kiện sinh sống khắc nghiệt của khí hậu như nắng nóng, gió cát hay đất đai khô, thiếu dinh dưỡng…

Loài thực vật này thuộc loài gỗ nhỏ, có cành nằm ngang, xếp chồng nhau, hơi rủ về phía dưới, bao phủ trên bề mặt ít lông mịn. Chiều cao của cây tối đa khoảng 12m.

Lá mọc đơn. Phiến lá có răng cưa không đều ở mép, hình trái xoan, kích thước trung bình 3x10cm, đầu nhọn. Hai mặt lá có lông, mặt dưới màu trắng xám nhạt hơn, gân lá rõ. Phần cuống là dài cỡ 4 cm, lá kèm gấp khúc như sợi chỉ.

Hoa mọc đơn, nhỏ, 2-3 bông tụ lại ở kẽ lá, có cuống dài, 5 cánh màu trắng. Đài hoa có lông bao phủ dày ở hai mặt và 5 răng. Tràng hoa hình bầu dục, 5 cánh. Nhị nhiều đính quanh tạo thành 1 đĩa, chỉ nhị mảnh. Bầu nhụy có lông tuyến, hình dạng trứng, khoảng 6 ô, mang nhiều noãn.

Theo thầy thuốc là giảng viên các trường đào tạo ngành bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ Quả to khoảng đầu ngón tay, hình cầu, căng nhẵn, đường kính khoảng 1 cm. Lúc còn sống vỏ quả mỏng có màu xanh, chuyển dần màu vàng hoặc đỏ khi chín. Bên trong quả, có chứa nhiều hạt, sắc vàng. Khi thưởng thức, trái có vị ngọt dịu, mọng nước, mùi thơm đặc trưng.

Bảo quản

Sau khi hái từ trên cây, từng bộ phận nên được làm sạch, loại bỏ chất bẩn, để trong bọc kín, giữ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nên để chúng trong ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu hơn.

Giá trị dinh dưỡng của cây trứng cá

Theo nhiều tài liệu, cây trứng cá có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

100g quả trứng cá có chứa:

Năng lượng 78kcal; lượng lớn oxit nitric.

Protein 0.324g, lipid 1.56g, chất xơ 4.6g, nước 77.8g, carbohydrate 17.9mg.

Các khoáng chất canxi 124.6mg, photpho 84mg, sắt 1.18 mg,…

Khoảng 24 hợp chất flavonoid và phenolic, methanolic…

Và các vitamin C 80.5mg, vitamin A 0.019mg, niacin 0.554mg, thiamin 0.065 mg, riboflavine 0.037mg,…

Lá cây: Chứa các dihydrochalcones, flavonoid gồm flavanone, flavane, muntingone…

Rễ cây: Nhiều flavonoids loại 7,8-di-O-(thay thế)-flavanes, biflavanes và flavones, saponin…

Quả trứng cá có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng.

Thành phần dinh dưỡng của trứng cá vô cùng đa dạng

Tác dụng của cây trứng cá

Kháng vi khuẩn, tăng cường miễn dịch

Mặc dù, cơ thể con người có những cơ chế bảo vệ cơ thể trước những yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Thế nhưng, vẫn cần có sự bổ sung và trợ giúp từ nguồn dinh dưỡng để tăng sức đề kháng hơn. Và trứng cá là một trong những loại thực vật có khả năng ức chế rõ rệt các tụ cầu khuẩn, S. epidermidis, P. vulgaris, K. Rhizophila, C. diphtheriae… theo một số tài liệu.

Ngăn ngừa lão hóa, chống oxy hóa, chống viêm

Theo giảng viên Văn Bằng 2 Cao Đẳng Dược cho hay trong cây trứng cá, hàm lượng các chất chống oxy hóa như hợp chất flavonoid, vitamin, khoáng chất… khá cao. Trong đó, đặc biệt là vitamin C (khoảng 80 mg trong 100g quả), góp phần quan trọng trong việc tạo ra các collagen, mô liên kết, làm tăng độ đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn tăng sức miễn dịch, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa. Không chỉ như vậy, có nghiên cứu còn chỉ ra chiết xuất methanolic từ quả có tính chất kháng viêm hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ suy giảm trí nhớ

Một số tài liệu cho thấy, các hợp chất flavonoid trong thực vật này ảnh hưởng theo hướng tính cực với các bệnh lý ung thư, ức chế vi sinh vật gây bệnh. Cụ thể chất này làm ức chế các enzym kích hoạt chất gây ung thư, làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào xấu, hạn chế khả năng lây lan của bệnh. Không chỉ như vậy, hợp chất này rất hiệu quả ở những người bị suy giảm trí nhớ, mắc bệnh thoái hóa thần kinh.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, huyết áp

Do giàu oxit nitric và cả kali-ion có tác dụng ổn định nhịp tim, thực vật giúp giãn mạch máu, kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch với các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, đột quỵ…

Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu đã cho thấy cây trứng cá, đặc biệt là phần quả, có thể làm giảm lượng đường trong máu. Như vậy, loại cât này khá thân thiện với những người cần ăn kiêng, bệnh nhân đái tháo đường…

Cây trứng cá trong Y học cổ truyền

Theo Đông y, cây trứng cá là Cây Thuốc Qúy có vị ngọt, hơi thé. Trong dân gian, rễ và lá cây điều trị bệnh gan, lợi mật, điều hòa kinh nguyệt.

Cách sử dụng cây trứng cá

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng cây thuốc với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Như phần lá dùng nấu nước trà uống hằng ngày, quả có thể ăn trực tiếp, làm mứt, rượu…mùi thơm, vị ngọt dịu đặc trưng.

Cây trứng cá tại một số quốc gia có nhiều tác dụng quý

Campuchia: Rễ cây hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và các bệnh lý gan mật.

Philippines: Chiết xuất từ hoa hỗ trợ tiêu hóa, giảm nhức đầu, cảm lạnh, giảm stress…

Mexico: Hỗ trợ trị mụn mủ, bệnh sởi, đau dạ dày…

Một số bài thuốc từ cây trứng cá

Hỗ trợ người mắc bệnh gout

Chọn khoảng 10 quả trứng cá, loại bỏ bụi bẩn, rửa sạch, ăn khoảng 3 lần mỗi ngày.

Uống trà chống viêm, thanh lọc cơ thể

Lấy một nắm lá cây, đem rửa sạch rồi hãm thành trà uống.

Lưu ý

Dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của cây thuốc.

Chọn những quả vừa chín tới, không có hư, đặc biệt là không bị dòi.

Đã từ lâu, cây trứng cá không chỉ gắn liền với tuổi thơ mà với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Thế nhưng, để hiểu rõ hơn cũng như tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn, các y bác sĩ nhé.