Cây cối xay và tác dụng trong điều trị bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cối xay là loại thảo dược mọc hoang khắp nơi và được xem là cây thuốc quý với sức khỏe con người. Dược liệu này có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, long đờm, chữa trị nhiều bệnh khác nhau như: đau nhức xương khớp, trĩ, ….

Cây cối xay

Vậy công dụng của cây cối xay là gì và chữa được bệnh gì? Bạn cùng tôi đi tìm hiểu nhé

Những thông tin chung về cây cối xay

Tên gọi khác: Cây dằng xay, kim hoa thảo, quýnh ma, ma bản thảo,

Tên khoa học: Abutilon indicum – thuộc họ bông (Malvaceae).

Mô tả đặc điểm thực vật

  • Cây nhỏ và mọc thành bụi, sống lâu năm. cây cao từ 1 đến 1.5 mét. Phần thân và trên tất cả các bộ phận của cây đều có lông mềm.
  • Lá mọc so le, màu xanh lục, hình trái tim. rìa lá có những khía răng mỏng. Có cuống lá khá dài, khi trưởng thành có thể dài từ 2-5 cm.
  • Hoa có màu vàng nhạt, đơn đọc và xen kẽ qua những tán lá. Mùa ra hoa từ tháng 3 – 4 .
  • Quả có màu xanh, mỗi quả có khoảng 20 lá noãn dính vào nhau, trông tựa cái cối xay. Mỗi noãn lá chứa 3 hạt nhẵn, đen nhạt. Cây ra quả  khoảng tháng 4 đến tháng 6,

Phân bố

  • Cây mọc nhiều ở các nước Châu Á. Ở nước ta, cây mọc hoang nhiều nơi ở bờ rào, ven đồi hoặc bờ nương rẫy.
  • Cây có khả năng tiếp tục tái sinh, sau khi chặt.
  • Hiện nay, cây được nhân giống bằng hạt và nuôi trồng tại nhiều cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc.

Thu hoạch và bào chế

  • Tất cả các bộ phận như thân, lá, vỏ thân, rễ và quả đều có thể được sử dụng để chữa bệnh.
  • Tháng 5 thu hoạch quả cây cối xay.
  • Các bộ phận khác của cây đều có thể thu hái quanh năm. Theo kinh nghiệm từ tháng 2 – 4 là lúc tốt nhất để thu hái lá, thân và rễ. Đây cũng là thời điểm cây ra hoa và là giai đoạn các bộ phận của cây đều có đầy đủ dưỡng chất nhất.
  • Các bộ phận đều có thể được sử dụng để chữa bệnh

Về cách sử dụng: sau khi thu hoạch xong, cần sơ chế sẽ dược liệu theo các cách dưới đây:

  • Dùng tươi: Rửa sạch tất cả các bộ phận của cây, để ráo nước .
  • Dùng khô: Thu hái xong, rửa sạch đất cát trên các bộ phận, cắt thành từng khúc ngắn, sấy khô hay phơi khô trong bóng râm để sử dụng
  • Dúng bột: Xay nhỏ tất cả các bộ phận rồi tán thành bột để sử dụng.

Bảo quản: Để đảm bảo được dược tính của thuốc, sau khi bào chế, dược liệu khô cần được bảo quản trong túi kín, tránh ẩm mốc, mối mọt và đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát.

Bộ phận dùng:

  • Phần trên mặt đất của cây cối xay đã phơi hoặc sấy khô.
  • Bao gồm những đoạn thân, cành, lá và quả của cây.

Thành phần Hoạt chất có trong Cây cối xay

  • Cây cối xay chủ yếu chứa các flavonoid (gossypetin, gossypin, cyanidin – 3 – rutinoside),
  • Các hợp chất phenol, acid amin và acid hữu cơ, đường.
  • Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagine.
  • Hạt của cây chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% trong đó chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, palmitic, oleic, stearic.
  • Rễ có chứa dầu béo, β- sitosterol, β-amyrin và một alcaloid chưa xác định rõ.

Các bộ phận đều có thể được sử dụng để chữa bệnh

Công dụng – Tác dụng của dược liệu đối với sức khỏe.

Theo  y học cổ truyền:

Theo  GV Nguyễn Quốc Trung – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:Cây cối xay có vị ngọt, tính mát, tác dụng tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt, lọc máu, hoạt huyết và khai khiếu.

Vỏ của cây có hiệu quả trong việc lợi tiểu, chất nhầy ở lá làm dịu kích thích,

Rễ của cây giúp kháng viêm, giảm sốt.

Do vậy, dân ta thường sử dụng cây cối xay để chữa trị một số bệnh lý:

  • Đái buốt, đái rắt và tiểu tiện có ra máu.
  • Điều trị những bệnh trĩ đơn giản, trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và chữa các bệnh về thận.
  • Giúp ngăn ngừa, điều trị tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da.
  • Hỗ trợ chữa trị những bệnh lý về xương khớp như: đau nhức xương khớp, co cứng và thoái hóa khớp.

Theo y học hiện đại:

Các thành phần có trong cây thuốc có tính dược lý sinh học rất tốt đối với sức khỏe con người, đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu y học hiện đại, cụ thể như:

  • Có tác dụng kháng viêm mạnh do hợp chất gossypin trong cây
  • Có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm.ở Hạt cây cối xay. Được sử dụng trong chữa trị: cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, phù thũng sau khi đẻ, mắt có màng mộng, tai điếc, kiết lỵ.
  • Dùng ngoài: Lá cây thảo dược có thể giã đắp ngoài chữa mụn nhọt, hoặc phối hợp với nhân trần chữa chứng vàng da hậu sản.

Ngoài ra, cây thuốc được sử dụng trong các loại thuốc chữa ù tai, phù thũng, sỏi thận và các bệnh lý về gan, thận….

Các bài thuốc hay từ dược liệu

Trong Đông y, thảo dược này thật sự là một loại dược liệu quý, có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. một số bài thuốc từ cây cối xay sau.

1. Chữa trị cảm sốt – đau đầu do nhiệt:

– Cối xay, cỏ mần trầu mỗi vị 12g, bạch chỉ 4g, bạc hà, cát căn mỗi vị 10g, địa liền, cam thảo đất mỗi vị 8g. Tất cả đem sắc nước uống.

– Dùng 12- 16g cối xay, bạc hà 6g, lá tre, kinh giới mỗi vị 8g, kim ngân hoa 12g. Sắc với 750 ml nước, sắc còn 250ml, đem chai thành 2 phần uống trong ngày, uống trước bữa ăn.

2. Chữa trị bí tiểu tiện, tiểu rắt,tiểu buốt:

1.Rễ cối xay 30g, rễ cỏ xước 20g, rễ ngái, thổ phục linh mỗi vị 50g, bông mã đề 25g. Sắc với nước 600ml. Sắc còn 300ml.  Chia ra làm 3 lần uống trong ngày

2.Lấy lá, hoa phơi hoặc sấy khô nấu với 1.5l nước uống hàng ngày, không nên uống quá 2lít/ ngày.

3.Sử dụng cây cối xay 30g, rễ tranh, râu bắp, bông mã đề mỗi vị 20g, cỏ mần trầu8g, rau má 12g, Sắc với 650ml nước, sắc còn 250ml, chia ra thành 2 phần, uống trước bữa ăn.

 3. Chữa trị kiết lỵ – hay chữa mắt có màng mộng:

– Dùng Hạt dược liệu sao vàng, nghiền tán thành bột. Uống 3g/lần với mật ong trước bữa ăn. uống 3 lần/ngày.

– Quả cối xay cùng với hoa mào gà mỗi vị 30g. Sắc nước uống

4. Chữa trị mụn nhọt, mề đay

Dùng 150gr lá cối xay tươi hoặc hạt, giã nhỏ, đắp lên vùng da cần điều trị.

Đắp khoảng 15-20 phút rồi rửa lại sạch với nước ấm.

Uông liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cối xay

5. Chữa trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • lá cối xay, rễ cây xấu hổ mỗi vị 5g.
  • rau muống biển, lá lốt, lá lạc tiên. rễ cỏ xước mỗi vị 3g

Thực hiện:

  • Các dược liệu rửa sạch, để ráo nước. Thái nhỏ từng khúc ngắn, đem sao vàng hoặc phơi khô.
  • Sắc cùng với 1 lít nước. khi sôi khoảng 15 phút nhỏ lửa, khi chỉ còn 500ml nước thì dừng.
  • Uống thuốc trong ngày/1 thang. dùng liên tục sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
  • Kết hợp cùng cá dược liệu khác làm thuốc chữa đau nhức xương khớp

6. Chữa trị sỏi thận

Chuẩn bị: Cối xay hoa, lá và quả.

Thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả bằng nước rồi đem phơi khô hoặc sao vàng.
  • Sau khi khô lấy khoảng lượng vừa đủ (khoảng 2 nắm thuốc) rồi sắc cùng với 1.5 lít nước.
  • Khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, khoảng 20 phút, sắc còn 700ml nước thì ngưng.
  • Uóng thuốc đã sắc trong ngày, dùng ngay khi còn ấm nóng .
  • Uống liên tục khoảng 2 tháng, bẹnh sỏi thận sẽ được cải thiện đáng kể.

7. Chữa trị bệnh trĩ

Sử dụng 200g rễ cây cối xay sắc nước đặc, uống khoảng một cốc, còn lại xông hậu môn lúc nóng,

Hoặc khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 4 – 6 lần.

8. Chữa trị chứng vàng da trong các bệnh viêm gan

Cây cối xay, nhân trần mỗi loại 30g và, sắc nước uống trong ngày thay trà.

Dùng trong khoảng 1 tháng sẽ có cải thiện nhiều.

Những lưu ý khi sử dụng:

Theo GV Cao đẳng Y Dược TPHCM:  Nó là một cây thuốc quý giúp hỗ trợ chữa trị nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng người bệnh khi dùng cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

– Tuyệt đối không sử dụng cho người bị tiêu chảy, mất nước

– Không nên dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ

– Không nên sử dụng 2 lít nước thuốc từ cây cối xay trong một ngày, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bệnh.

– Khi điều trị, cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học phù hợp..

– Trong quá trình dung thuốc, cần kiêng kỵ một số món không hợp với thuốc, tránh tình trạng bị ngộ độc khi có sự kết hợp của dược liệu. Vì vậy, cần phải tham khảo lời khuyên từ những người có chuyên môn về y học cổ truyền

Từ những công dung chữa qua các bài thuốc về cây cối xay: chữa ù tai, chống dị ứng, chữa tiểu khó, Cối xay còn được xem là liều thuốc bổ nhằm mát gan, giải độc thanh nhiệt cơ thể và chữa bệnh lý về thận rất hiệu quả.

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe tuy nhiên trước khi sử dụng cây cối xay để chữa bệnh bạn vẫn nên tham vấn ý kiến của các bác sỹ y học cổ truyền để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn do dược liệu gây ra.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung