Atisô có nhiều công dụng y học nhưng khi dùng cũng cần lưu ý một số điều khi dùng. Dưới đây là một số cẩn trọng về atisô mà bạn nên biết.
- Hà Nội bật mí công dụng tuyệt vời của cây mã đề
- Hà Nội bật mí tác dụng không ngờ từ cây bình vôi
- Lấy lại “vòng eo con kiến” chỉ bằng việc uống nước chanh
Hà Nội đưa ra những cẩn trọng khi dùng Atisô
Công dụng chữa bệnh của atisô
Giảng Viên Y học cổ truyền công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có cho biết: Atisô không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, atisô còn được dùng để phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu. Atisô có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, giúp hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Nó còn có tính năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Atisô có nhiều công dụng chữa bệnh, một số bệnh bao gồm:
- Điều trị cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu;
- Hội chứng ruột kích thích(IBS);
- Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật;
- Thiếu máu, hạ huyết áp;
- Giữ nước (phù);
- Viêm khớp;
- Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu;
- Các vấn đề về gan;
- Trị cắn cắn;
- Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.
Tuy ít tác dụng phụ nhưng cũng không được chủ quan
Theo chuyên mục tin tức Cao đẳng Y Dược: Atisô là một loại thảo dược gia dụng và có rất ít tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của atisô có thể là gây đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức. Tuy nhiên, đây cũng là công dụng làm tăng sự thèm ăn của atisô.
Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị dị ứng với atisô. Những người dễ bị dị ứng với atisô có thể cũng dị ứng với cây hoa cúc và các loại cây thuộc họ cúc. Atisô có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ sung muối sắt.
Khi muốn đi xét nghiệm không nên dùng atisô có thể làm giảm lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Tuy ít tác dụng phụ nhưng cũng cần phải lưu ý khi sử dụng
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng atisô bạn nên biết những gì?
Ban nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên nếu bạn dùng atisô trong thời gian dài để chữa bệnh mỡ trong máu. Bạn cũng nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo.
Khi dùng atisô dưới dạng chiết xuất hoặc ngâm trà, bạn nên pha với một ít nước.
Những quy định cho atisô ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng atisô nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của atisô như thế nào?
Không nên dùng atisô cho những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với atisô. Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt, không nên dùng atisô vì atisô có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt. Những người bị bệnh gan hoặc thận cũng nên cẩn thận khi dùng atisô.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của atisô với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, bạn nên tránh dùng atisô cho những đối tượng này.
Atisô có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng atisô. Atisô có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ sung muối sắt. Khi muốn đi xét nghiệm không nên dùng atisô có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn