Cây dâm bụt chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết, trong y học dâm bụt chính là một vị thuốc dân gian, được sử dụng để chữa nhiều bệnh ít ai biết được.
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Thóc lép
- Những cây thuốc quý quanh ta mà không hẳn ai cũng biết.
- 11 tác dụng “tuyệt diệu” của nước ép lựu không ngờ
Hoa dâm bụt – thảo dược trị bệnh rất hiệu quả
Cây dâm bụt là một loại cây không còn quá xa lạ với với chúng ta, nhưng ít ai biết được cây dâm bụt trong Đông y lại là một thảo dược trị bệnh rất hiệu quả, từ những bệnh ngoài da đến các bệnh an thần….
Những bộ phận sử dụng làm thuốc của cây dâm bụt
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã đều biết hình dáng của cây dâm bụt rồi. Cho nên trong bài viết này, chúng ta không cần phải nói đến vấn đề này nữa. Trong Đông y, hầu như tất cả các bộ phận của cây dâm bụt đều có tính bình nên đều được dùng để làm thuốc. Cụ thể:
– Lá dâm bụt: có vị nhạt và nhớt. Có tác dụng an thần, nhuận tràng nên được dùng để chữa các bệnh liên quan đến các bệnh ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở và các bệnh viêm mạc dạ dày, ruột, kiết kỵ…..
– Hoa dâm bụt: có vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt nên thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt, khó ngủ, hồi hộp….
Ít ai biết dâm bụt lại là thảo dược chữa được nhiều bệnh
– Vỏ rễ cây: cũng có vị ngọt. Cũng giống như hoa dâm bụt, vỏ rễ cây dâm bụt có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm và được dùng để chữa các bệnh liên quan đến kinh nguyệt. Ngoài ra, vỏ rễ cây còn chữa được bệnh viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm cổ tử cung….
Cây dâm bụt và những bài thuốc chữa bệnh ít người biết
Dâm bụt là một loại cây một ven đường, bụi rậm, hàng rào… nên ít ai biết được cây dâm bụt lại là thảo dược chữa bệnh rất hiệu quả. Do đó, những bài thuốc chữa bệnh từ cây dâm bụt cũng ít ai biết đến. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc hay từ các bộ phận cây dâm bụt.
Chữa kinh nguyệt không đều
Chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
– Rễ dâm bụt: 30g
– Lá huyết dụ: 25g
– Ngải cứu: 10g
Cách sử dụng:
– Một thang thuốc sẽ gồm những thành phần và số lượng như trên.
– Một ngày dùng một thang thuốc, đem sắc nước và uống 3 lần trong ngày.
– Trước kì kinh 7 ngày, nên uống thuốc trước 3 ngày rất hiệu quả.
Một loài hoa có thể chữa được các bệnh liên quan đến kinh nguyệt
Trị thống kinh
Thành phần thuốc:
Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Một thang thuốc sẽ bao gồm những thành phần và khối lượng như sau:
– 5g hoa dâm bụt
– 5g ngải cứu
– 3g bồ kết
Cách dùng:
– Một ngày một thang và chia làm 3 lần uống.
– Trước kì kinh 20 ngày, uống 15 ngày liên tiếp.
Trị mất ngủ
– Dùng 15g lá dâm bụt và 1g hoa nhài.
– Sắc nước uống, uống liên tục trong 5 ngày vào mỗi buổi chiều.
Chữa quai bị, đau mắt
– Chúng ta sử dụng một nắm lá dâm bụt kết hợp với một nắm lá dành dành
– Giã nhỏ và cho thêm ít nước rồi vắt nước uống; bã thì đắp lên vết thương.
Ngoài ra, hoa dâm bụt còn chữa được bệnh ho, kiết lỵ…
Chữa bạch đới, mộng tinh, đái buốt, lỵ
Nguyên liệu:
– Dùng mỗi thứ một nắm bao gồm: lá, hoa dâm bụt, lá bấn, lá thài lài tía.
Cách dùng:
– Giã nhỏ rồi cho nước sôi vào vắt lấy nước uống.
Ngoài bài thuốc trên, Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM Nguyễn Thanh Hậu còn chia sẻ thêm một bài thuốc chữa kiết lỵ rất hay, vừa dễ làm và ít tốn kém chỉ cần:
– Dùng 10g hoa dâm bụt, 8g lá mơ lông và một quả trứng gà.
– Giã nhỏ dâm bụt với lá mô long rồi trộn đều với trứng gà. Đem hấp cơm hoặc chưng cách thủy, dùng trong 2-3 ngày chữa bệnh kiết lỵ rất hiệu quả.
Chữa viêm kết mạc cấp
– Sắc lấy nước uống với 30g rễ dâm bụt, một ngày uống 3 lần.
Chữa viêm tuyến mang tai
– Sắc nước uống với 30g lá dâm bụt, uống 3 lần trong ngày. Đồng thời, dùng lá dâm bụt tươi giã nát rồi đắp vào chỗ đau rất hiệu quả.
Trị ho
– Dùng 5g quả dâm bụt, 3g gừng, 8g nghệ và ngải cứu
– Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày.
Nguồn: thuocbac.edu.vn