Tổng hợp những công dụng chữa bệnh của cây Chát ngấy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Chát ngấy hay còn gọi với cái tên khác là Ngấy hương thường phân bố ở các vùng nhiệt đới, là loại cây bụi với công dụng chữa bệnh hết sức hữu ích được các Y sĩ Y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc.

Công dụng chữa bệnh của cây Chát ngấy

Công dụng chữa bệnh của cây Chát ngấy

Để hiểu rõ hơn về loại Thảo dược trị bệnh đặc biệt này các bạn hãy cùng với các giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu cụ thể về cây Chát ngấy hay còn gọi là Ngấy hương cụ thể sau đây:

Mô tả về đặc tính, công dụng của Chát ngấy

Chát ngấy là cây bụi, mọc dựa vào cây khác, phân cành nhiều, cành vươn dài, có gai nhỏ cong về phía gốc. Lá kép có 5 lá chét, lá chét giữa lớn hơn cả; những lá ở trên có 3 lá chét hình mũi mác; mặt trên lá màu xanh, mặt dưới có lông màu trắng ngà hoặc vàng sẫm, mép lá khía răng cưa; cuống chung dài, có gai. Hoa Chát ngấy có màu trắng mọc thành chùm ở nách lá gần ngọn. Quả hình cầu gồm nhiều quả hạch con, màu đỏ. Mùa hoa quả tháng 5-7. Để làm thuốc, người ta thu hái thân lá quanh năm, phơi khô dùng dần, quả cũng được thu làm thuốc bổ.

Theo Đông y Việt Nam, Chát ngấy có vị chua, hơi ngọt, tính bình, có mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hóa, giải độc, bổ ngũ tạng, mạnh chí, ích tinh khí, thêm sức, tiêu phù. Quả Chát ngấy ăn ngon và bổ dưỡng. Thân lá cắt nhỏ sao thơm nấu uống thay chè, dùng cho sản phụ chóng lại sức, ăn được, và cho người tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy bụng, phù thũng, viêm gan vàng da. Sử dụng lâu thì trừ được hàn thấp, đẹp da, đen tóc, nhẹ mình, sống lâu. Thân lá không sao sắc uống để giải nhiệt và phối hợp các vị thuốc khác chữa đái vàng, đái buốt. Liều dùng: 15-30g thân lá, 6-12g quả.

Những đơn thuốc chữa bệnh cần biết về Chát ngấy

Chát ngấy và những bài thuốc chữa bệnh cần biết

Chát ngấy và những bài thuốc chữa bệnh cần biết

  1. Chữa sưng đau do đánh ngã: Lá Chát ngấy lượng vừa đủ giã nhuyễn  đắp chỗ sưng, băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần.
  2. Cần lưu ý nước ta có trên 50 loài thuộc chi Rubus L., trong đó  có 13 loài có quả ăn được và có thể dùng làm thuốc như Mâm xôi, Ngấy tía, Ngấy tuyết,… nên tránh nhầm lẫn Chát ngấy với một số loài cùng chi đó.
  3. Chữa trị tóc khô cằn, hay rụng: Dùng lá Chát ngấy hãm nước uống đồng thời dùng quả Chát ngấy ăn và ép dầu bôi vào chân tóc hằng ngày.
  4. Chữa đau gan, viêm gan: Chát ngấy 30g, Khúc khắc 20g, Đảng sâm 20g, Rau má 20g, Râu bắp 15g, Vỏ núc nác 15g, Lá chanh 5g. Nếu có sốt thêm Kim ngân hoa 20g. Tất cả cắt nhỏ, sao vàng, sắc lấy nước uống. Liều trẻ em tùy từng đổ tuổi tuổi bằng 1/3 – 2/3 liều lượng nói trên.
  5. Trị vàng da: Thân lá Chát ngấy 20g, Chè vằng 10g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang dùng trong 7-10 ngày.
  6. Trị phù thũng, tiểu buốt, tiểu vàng: Thân lá Chát ngấy dùng khoảng 20g, rễ Cỏ tranh 10g, Cỏ mần trầu 10g; tất cả cắt nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống ngày 2 lần. Nếu có biểu hiện tiểu ra máu gia thêm 10g cây Dừa cạn.
  7. Trị cảm thấp, ớn lạnh, nôn mửa, ăn uống không tiêu: Các bạn dùng khoảng 40-50g thân và lá Chát ngấy khô sắc lấy nước uống. Có thể dùng chung với Gừng sống 3g và lá Sả 20g sắc uống.

Hy vọng với những chia sẻ trên của các Lương y tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ phần nào giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức bổ ích cho bản thân về cây Chát ngấy.