Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Kim sương – Thảo dược thần kỳ chữa bách bệnh

Kim sương còn được gọi với một vài tên gọi khác như ớt rừng, da chuột…Trong Đông y, kim sương được xem là một loại thảo dược trị bệnh thần kỳ với khả năng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Kim sương - Thảo dược thần kỳ chữa bách bệnh

Kim sương – Thảo dược thần kỳ chữa bách bệnh

Đặc điểm nhận biết và thông tin về cây Kim sương

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Kim sương là cây thuộc họ Cam – Rutaceae, có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka. Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn. Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới. Hoa kim sương có trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 3. Kim sương thường ra quả vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, quả có màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

Đối với Đông y, Rễ, lá kim sương có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết. Công dụng: Lá dùng rắn độc cắn, trị cảm mạo, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ trị tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương,hohen, vết đứt dao chém. Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa sốt, tê thấp. Ngày dùng 6g-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Thành phần hóa học của cây Kim sương

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong quả và lá có chứa tinh dầu; hoa thơm tiết mùi acid prussic.

Kim sương và một số đơn thuốc chữa bệnh thần kỳ

Kim sương thường mọc hoang ở rừng núi và các rừng thưa

Exit mobile version