Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Uống thuốc như nào được coi là đúng cách

Uống thuốc như nào được coi là đúng cách

Để phát huy hết tác dụng của thuốc, ngoài việc sử dụng đúng thuốc đúng bệnh thì cần phải uống thuốc đúng cách. Cho dù là thuốc Đông y hay Tây y thì đều có những nguyên tắc dùng riêng của nó. Tùy vào dược tính và tính khả dụng, sự hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ của thuốc mà viên thuốc được bào chế với các hình dáng khác nhau. Có loại bào chế dễ uống nhưng cũng có loại có kích thuốc lớn gây khó khăn cho người dùng. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn uống thuốc đúng cách và giúp việc uống thuốc dễ dàng hơn.

Xem thêm:

thuốc bổ

1. Không được nuốt thuốc khi nằm

Nếu nằm uống thuốc thì thuốc rất dễ mắc lại ở cổ, khó nuốt có thể làm cho cuống họng càng siết chặt lại, điều này làm cho viên thuốc nằm lâu hơn ở miệng. Trong tư thế nằm, khi uống nước vào chúng ta cũng rất dễ bị sặc nước. Chính vì vậy cách tốt nhất để uống thuốc là trong tư thế ngồi hoặc đứng.

2. Tìm cách gia tăng nước bọt

Khi miệng bị khô làm cho việc nuốt thuốc trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế bạn có thể gia tăng nước bọt bằng cách đang tưởng tượng ra những món ăn mà bạn thèm hoặc đơn giản hãy uống một ngụm nước nhỏ để tráng qua miệng.

3. Không nên bẻ nhỏ viên thuốc

Có những viên thuốc có kích thước khá to làm cho việc uống thuốc trở nên khó khăn hơn. Nhiều người lựa chọn cách bẻ viên thuốc ra thành mẩu nhỏ để cho dễ uống. Tuy nhiên việc làm này lại có nhiều nguy hại cho người sử dụng. Đặc biệt đối với những dạng thuốc được hấp thụ từ từ, trong thời gian dài thì việc bẻ nhỏ viên thuốc có thể dẫn đến quá liều do thuốc được hấp thụ quá nhanh. Vài viên thuốc được bao viên một cách đặc biệt có tác dụng “hẹn giờ”. Khi bẻ viên thuốc ra, sẽ khiến cho viên thuốc được giải phóng nồng độ một cách nhanh chóng hơn, vì thế dễ xảy ra những trường hợp ngộ độc thuốc. Có nhiều loại thuốc sẽ có mùi vị khó chịu khi bạn bẻ ra, phá vỡ vỏ bọc bên ngoài của nó dẫn đến có thể bạn sẽ khó uống hơn.

4. Không uống chung với nhưng loại nước giải khát, nước trái cây

Để trẻ dễ dàng uống thuốc hơn, nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn cách cho trẻ uống thuốc với sữa, nước trái cây hoặc nước giải khát thậm chí là trộn vào thức ăn. Tuy nhiên việc làm này lại gây ra nhiều về đề bất lợi cho việc sử dụng thuốc.

Có một số loại thuốc có thể bị mất tác dụng hoặc gây ra nhiều phản ứng khác khi nó gặp các tác nhân vốn có trong các loại nước giải khát, nước trái cây, hay sữa. Chẳng hạn, vài loại kháng sinh không bao giờ được sử dụng chung với sữa hoặc những sản phẩm từ sữa (phô mai, yaourt…).

Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp này để tránh những việc mất tác dụng của thuốc thậm chí là có thể bị các tác dụng phụ.

5. Khi nuốt chung với dịch ép nước bưởi, một số dược phẩm được tăng hấp thu.

Nguyên nhân là trong dịch ép nước bưởi có nồng độ cao các chất naringin, bergamottin và dihydroxybergamottin. Những chất này sẽ tác dụng với enzyme cytochrome P450 insoform CYPA4. Vì vậy có một số thuốc khi dùng với nước bưởi có thể làm tăng tính hấp thu, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động và đồng thời có thể tăng những tác dụng phụ. Các loại thuốc tương tác với nước ép bưởi gồm hạ huyết áp, hạ cholesterol statin, ức chế miễn dịch dùng trong các trường hợp cấy ghép các cơ quan nội tạng, chất ức chế men protease trong điều trị HIV/AIDS, vài loại thuốc chống lo âu (anti-anxiety) và kháng histamine (antihistamin). Cần tham khảo ý kiến dược sĩ xem những thuốc bạn đang sử dụng có bị ảnh hưởng bởi dịch ép nước bưởi hay không.

Ngoài ra cũng có một số dịch nước ép của ho quả có thể giúp tăng tính hấp thu khác như vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu khi bạn uống các viên sắt. Chính vì vậy bạn có thể dùng nước ép cam để uống viên sắt.

Theo các bác sĩ thì cách an toàn nhất là bạn nên dùng nước đun sôi để nguội để uống thuốc.

Exit mobile version