Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Thầy thuốc YHCT tư vấn bài thuốc Bắc trị da khô mùa đông

Những cơn gió hanh khô mùa đông khiến làn da trở nên khô nẻ thiếu sức sống, để trị da khô bạn có thể tham khảo những bài thuốc bắc được các thầy thuốc YHCT gợi ý dưới đây.

Thầy thuốc tư vấn bài thuốc Bắc chữa trị da khô nứt nẻ mùa đông

Vào mùa đông, những cơn gió hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp khiến cho làn da của bạn mất cân bằng độ ẩm dẫn đến khô nẻ, thiếu sức sống… gây mất thẩm mỹ. Để điều trị da khô mùa đông, bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý một số bài thuốc bắc hiệu quả dưới đây.

Những món ăn bài thuốc chữa da khô nứt nẻ mùa đông.

Bài thuốc 1: thục địa 12g, đương quy 16g, sa sâm 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, tang diệp 18g, mạch môn 16g, cát căn 16g, địa cốt bì 10g, bạch chỉ 10g, long nhãn 10g, đại táo 10g, bạch thược 12g, hà thủ ô 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Công dụng: nhuận da, nhuận phế, lương huyết, sinh tân dịch.

Bài 2: bồ công anh 20g, cỏ mần trầu 20g, tang diệp 20g, thiên môn 16g, mạch môn 14g, đương quy 12g, cát cánh 12g, sa sâm 16g, khởi tử 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, ngân hoa 10g, lạc tiên 18g, hạt muồng (sao đen) 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc Y học cổ truyền này có công dụng là giữ ẩm cho da, thanh nhiệt, nhuận phế (phế khai khiếu ở da, nếu phế được bồi bổ thì da được thụ hưởng).

Bài 3: cát căn 16g, thục địa 12g, tang diệp 20g, vừng đen 16g, cỏ mực 20g, hà thủ ô 16g, bạch thược 12g, đại táo 12g, mạch môn 16g, cam thảo bắc 10g, cúc hoa 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Theo Kiến thức Đông Y, Bài thuốc này có công dụng là nhuận da, tăng tân dịch, giữ ẩm.

Hà thủ ô đỏ

Món ăn giúp tăng độ ẩm cho da

Ngoài việc sử dụng một trong các bài thuốc trên, bạn có thể kết hợp ăn món ăn bài thuốc chân giò om chuối xanh để tăng độ ẩm cho da, làm da mềm mại.

Nguyên liệu: chân giò lợn 1 cái, chuối xanh 4 – 5 quả, mắm tôm, lá lốt, bột nghệ, bột ngọt, nước cốt dừa… vừa đủ.

Cách làm: Chân giò làm sạch, thui qua cho vàng mặt ngoài, chặt miếng vừa. Chuối xanh tước vỏ, cắt từng khúc chẻ dọc, ngâm vào nước (nước cho ít muối và vắt vào một nửa quả chanh) để miếng chuối trắng đẹp. Cho thịt chân giò, chuối, mẻ, mắm tôm, bột nghệ, lá lốt thái nhỏ, nước cốt dừa, mì chính cùng một số gia vị khác vào nồi, trộn đều, thêm nước lạnh vừa đủ. Đặt nồi lên bếp hầm chân giò cho chín là được. Món này ăn với cơm trong bữa.

Công dụng của món ăn bài thuốc này: chân giò bổ âm, nhuận da sinh tân dịch. Trong chân giò có nhiều colagen, là nguyên liệu cần thiết để duy trì sự đàn hồi của da giúp da mềm mại. Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Chuối xanh bổ tỳ vị, nhuận ngũ tạng, chất chua của mẻ nhuận gan mật, cải thiện tiêu hóa. Các vị hợp lại tác dụng bổ âm dưỡng da, tốt cho tiêu hóa, sinh tân dịch, giúp da đàn hồi tốt, mềm mại.

Nguồn: Tổng hợp từ Sức khỏe đời sống.

Exit mobile version