Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Nguyên nhân và cách phòng bệnh còi xương ở trẻ em

Bệnh còi xương ở trẻ em là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. 

Bệnh còi xương ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng 

Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá can-xi và phốt pho do thiếu viamin D.

Bệnh còi xương ở trẻ em có tỷ lệ cao ở những nước sương mù, ít có ánh nắng mặt trời. Viêt nam, là nước ở vùng nhiêt đới, tuy vậy, tỷ lê còi xương vẫn ở mức tương đối cao.

Những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:

Các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, nguyên nhân dẫn tới còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.

Những trẻ dễ mắc bệnh còi xương như:

Nên làm gì và cách phòng bệnh còi xương cho trẻ

– Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng: Cho trẻ tắm nắng 10-15 phút vào buổi sáng trước 9 giờ, để chân tay, lưng, bụng lộ ra ngoài. Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu can-xi, phốt pho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

– Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

– Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày.

– Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Bệnh còi xương sẽ làm cho bộ xương bị biến dạng

Phòng bệnh còi xương cho trẻ

– Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

– Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

– Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 – 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

– Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

– Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết cho các bạn quan tâm đến vấn đề “Bệnh còi xương ở trẻ em”. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích cho bậc phụ huynh chăm con nhỏ!

 

Exit mobile version