Vẻ đẹp của con người không chỉ ở bên ngoài mà còn từ bên trong. Do vậy, Đông y đã có những phương pháp độc đáo giúp cho làn da mịn màng mà săn chắc, khỏe khoắn.
- Những trường hợp không nên dùng nhân sâm
- Điều kì diệu đến từ bài thuốc đông y trị bệnh vảy nến cực hiệu quả
- Bật mí một vài bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây Mướp đắng
Kể tên một số phương pháp Đông y làm đẹp da
Trong các chương trình về kiến thức Đông y thì phổi là chủ khí, có tác dụng giữ chân khí của cơ thể. Khí là bộ phận quan trọng trong cơ thể, vì khí dẫn huyết đi nuôi cơ thể, nếu khí lực mạnh thì dẫn huyết đi dễ dàng khắp cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có da và lông. Khi người ta nói chân khí kém sẽ dẫn đến huyết kém làm cho da khô, không tươi nhuận, có khi bị nhăn nheo, hoặc đổi màu vàng, rám hoặc trắng bợt. Nếu khí huyết tốt, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ thì da mịn màng, tươi nhuận, da đẹp một cách tự nhiên.
Các phương pháp Đông y
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn Từ trước tới nay, làn da vẫn là một bộ phận quan trọng trên cơ thể được chị em rất quan tâm và chăm sóc một cách chu đáo. Tuy nhiên, để chăm sóc làm da bằng các phương pháp trong đông y là điều không phải ai cũng biết, vì vậy bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
- Về ăn uống: Trên các trang tin sức khỏe làm đẹp cho biết, hàng ngày ăn uống cần đủ chất, Đông y gọi là đủ vị khí, không nên vì sở thích mà ăn uống một chất quá nhiều. Vị chua vào gan để giúp gan đào thải chất độc, nhưng ăn nhiều chua làm hại gân, làm cơ bắp mềm nhũn, da tóp lại. Vị đắng có tính kháng sinh vào tim làm huyết trong sạch nhưng ăn đắng nhiều làm tổn hại đến khí, khí kém thì da không mượt mà. Vị cay tốt cho phổi, làm phổi luôn luôn ấm không bị tổn thương do hàn, nhất là về mùa đông, nhưng ăn nhiều cay nóng làm da ở mặt nổi mụn, không đẹp. Vị mặn vào thận trước, nhưng ăn mặn nhiều làm tổn thương huyết, làm cho huyết vón lại, cho nên tây y khi tăng huyết áp kiêng ăn mặn là lẽ đó, khi huyết kém thì không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, da không thể đẹp mà hay nổi mụn sần sùi. Mùa hè trời nóng, khi ra đường phụ nữ phải che kín da, nếu để ánh nắng chiếu vào da, làm huyết ở các mao mạch ngoài da vón lại dẫn đến sạm da.
- Dùng thuốc: Nhiều chương trình hỏi đáp Đông y cho biết, có nhiều bài thuốc Đông y làm da đẹp có nhiều tuy nhiên, còn phải tùy theo cơ địa của từng người mà sử dụng hoặc đang bị tổn thương ở phủ tạng nào làm da xấu đi thì phải bồi bổ, điều hòa ở phủ tạng đó. Nguyên tắc điều trị là để làm da đẹp, nên phải dùng phương pháp bồi bổ là chính. Sách Nạn kinh nói: Phế bị tổn thương thì phải bổ thần khí. Tâm bị tổn thương thì phải điều hòa dinh vệ (khí huyết). Tỳ bị tổn thương thì phải điều hòa ăn uống, nóng lạnh. Can bị tổn thương thì phải điều hòa trung khí. Thận bị tổn thương thì phải bổ tinh. Ngoài ra, còn phải kết hợp với phép khu, phép trục để bồi bổ khí huyết, âm dương.
- Về tinh thần: Sống điều hòa điềm đạm. Nếu hay giận dữ gây tổn hại gan làm da sạm lại. Vui mừng quá làm tim hồi hộp, đập nhanh làm tổn hại tim, huyết, khiến các mao mạch ngoài da nổi lên có màu đỏ, da sẽ xấu đi. Lo nghĩ nhiều hại tỳ, tỳ thuộc thổ nên làm da có màu vàng úa. Buồn rầu quá, tổn thương phổi làm khí uất, huyết không lưu thông, da sẽ trắng bệch. Người hay sợ hãi làm tổn thương thận, thận vốn sinh ra huyết dịch để nuôi cơ thể, khi huyết dịch kém da bị khô hoặc khô lâu ngày da đóng vảy.
Nguồn: thuocbac.edu.vn