Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Bật mí một vài bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây Mướp đắng

Mướp đắng hay còn được gọi với tên khác là khổ qua, đây là một loại quả thường được dùng để chế biến với nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây là một thảo dược trị bệnh với nhiều bài thuốc vô cùng nghiệm.

Khổ qua được trồng phổ biến ở nước ta

Khổ qua được trồng phổ biến ở nước ta

Sơ lược thông tin về cây mướp đắng

Mướp đắng có tên khoa học là Momordica charantia L; thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Là loại cây dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le,dài 5cm -10 cm, rộng 4cm -8 cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả mướp đắng có hình thoi, dài 8cm -15 cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, dài 13mm -15 mm, rộng 7mm -8 mm, trông gần giống hạt Bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt Gấc).

Theo đông y, mướp đắng có tính lạnh vị đắng, có tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.

Về thành phần hóa học, theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong quả Khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25-Stigmastadien-3b- D-glucoside; tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid Momordicin. Còn có các Vitamin B1, C, Caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng; ngoài ra quả chứa Glycosit đắng là Momordicin, Vitamin B1, C, Adenin, Betain. Hạt có chất keo.

Mướp đắng và một vài bài thuốc chữa bệnh lâm sàn cần biết

Mướp đắng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo những người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau nên lưu ý khi sử dụng mướp đắng.

Exit mobile version