Sinh viên học Cao đẳng Dược khi thực hành với các loại Dược liệu cần nắm được phương pháp bảo quản Dược liệu luôn đảm bảo được các công hiệu và lưu giữ được lâu.
- Bật mí lợi ích chữa ung thư từ việc ăn ngô
- Thuốc bắc chia sẻ 5 cách giúp thận khỏe mạnh
- Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư cần từ bỏ ngay
Hướng dẫn sinh viên Cao đẳng Dược phương pháp bảo quản Dược liệu
Để hỗ trợ sinh viên ngành Dược trong quá trình thực tập với Dược liệu diễn ra thuận lợi và gặt hái được nhiều kết quả tốt, thì các giảng viên trong ban cố vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội Chính quy có đưa ra một số kỹ thuật hướng dẫn phơi sấy và bảo quản dược liệu dành cho các bạn sinh viên.
Sấy để bảo vệ Dược liệu
Sấy để làm khô dược liệu là phương pháp bảo quản Dược liệu có được sự chủ động trong quá trình làm khô Dược liệu được thực hiện bằng cách sử dụng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu phải được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Với mỗi loại Dược liệu khác nhau sẽ chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Nhiệt độ sấy phổ biến trong khoảng 40 – 70 độ C, và chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần.
- Giai đoạn đầu sấy Ở 40 – 50 độ C
- Giai đoạn tiếp theo sấy Ở 50 – 60 độ C.
- Giai đoạn cuối sấy Ở 60 – 70 độ C.
Phương pháp sấy khô tạo được sự chủ động trong việc bảo vệ Dược liệu
Chú ý theo kiến thức Đông Y thì đối với các loại dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì chỉ nên sấy ở nhiệt độ dưới 40 độ C.
Phơi để bảo quản Dược liệu
Phơi là phương pháp bảo quản Dược liệu phổ biến và tiện dụng nhưng thường phụ thuộc vào thời tiết. Để Dược liệu được bảo quản lâu mà vẫn giữ được chất lượng của dược liệu thì cần phải phơi trong những điều kiện thích hợp. Đối với kỹ thuật phơi sấy dược liệu cần đảm bảo phải làm cho dược liệu khô dần tới độ thủy phân an toàn. Quá trình phơi sấy dược liệu cũng phụ thuộc vào số lượng, loại dược liệu, điều kiện phương tiện,…Việc phơi sấy Dược liệu nói chung sẽ có 4 cách phơi cơ bản.
Phơi trong bóng râm:
Đối với những loại Dược phẩm dễ bị đổi màu, mất màu, dễ hỏng hoạt chất hay dược liệu có tinh dầu… Dựa vào đặc tính của từng loại dược liệu mà có thể tiến hành phơi bằng cách dựng trong bóng râm hoặc bó thành từng bó nhỏ treo trên dây chăng trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để cho dược phẩm khô dần.
Phơi trên giàn:
Thường áp dụng với những loại dược liệu quý hiếm, dược liệu mỏng manh (hoa) và với số lượng ít. Các thí sinh liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội cần lưu ý Dược liệu cần phải được phơi mỏng và đều trên các giàn.
Dược liệu được phơi mỏng trên các giàn
Phơi nắng trên sân:
Đối với việc phơi Dược liệu sân phơi cần phải đảm bảo sạch sẽ, khi phơi Dược phẩm cần được trải mỏng và thường xuyên đảo để Dược liệu nhanh khô và khô đều. Đây là phương pháp bảo quản Dược liệu thông dụng và được sử dụng phổ biến do đó có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu và tiết kiệm chi phí.
Phơi tránh bụi, ruồi nhặng:
Phương pháp này thường sử dụng đối với những dược liệu có đường hay có mùi vị hấp dẫn đối với côn trùng (long nhãn, thục địa…).Dược liệu thường được phơi trên giàn cao và phải sử dụng vải màn thưa để che đậy.
Trên đây là 2 phương pháp bảo quản Dược liệu phổ biến, sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội khi đi thực tập cần chú ý đến đặc tính của Dược liệu để áp dụng phương pháp làm khô phù hợp, đúng kỹ thuật để đảm bảo cho Dược liệu vẫn luôn giữ được Dược tính và lưu giữ được lâu dài.
Nguồn: Thuocbac.edu.vn