Gan có chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể chúng ta.
- Bài thuốc rượu xoa bóp giúp điều trị đau mỏi gân xương
- Vị thuốc “QUÝ” trong YHCT từ quả đu đủ bạn không ngờ đến
- Mặt nạ thuốc Bắc trị mụn và những lưu ý
Giới thiệu “TOP” những món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng gan
Tổng hợp những món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng gan
Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, nóng nảy hay đau tức ngực, tính tình dễ trở nên cáu gắt và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.
Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, cho lượng vừa đủ muối ăn. Rửa thật sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có công dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.
Cháo rau chân vịt: gạo tẻ 250g ,rau chân vịt 250g, cho lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt ra khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào nấu thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có công dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt.
Tổng hợp những món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng gan
Cháo hoa cúc: gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa thật sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa thật to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, giảm huyết áp, hạ nhiệt gan, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao…
Cháo hoa hồng: gạo tẻ 80g , hoa hồng trắng 5g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2 đến 3 phút. Mỗi bữa dùng 1 bát, phải liên tục từ 3 đến 5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, kích thích tạo cảm giác muốn ăn, dưỡng gan.
Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g và gạo tẻ 60g, cho lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.
Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, cho đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, thông tiện, sáng mắt, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, hay táo bón, mỡ máu cao,…
Nguồn: thuocbac.edu.vn