Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Công dụng và tác dụng phụ của nhãn bạn cần biết

Theo Y học cổ truyền, nhãn có công dụng rất tốt, nhất là long nhãn (quả nhãn sau khi chín được bóc vỏ, lấy cùi và sấy khô). Nhưng bên cạnh những tác dụng có lợi ấy, quả nhãn cũng có không ít “tác dụng phụ”.

qua-nhan

Công dụng và tác dụng phụ của nhãn bạn cần biết

Công dụng có lợi của nhãn:

– Nhãn tốt cho hệ thần kinh: Nhãn đặc biệt rất tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là rất tốt trong việc cải thiện chứng bệnh trầm cảm. Các hoạt chất có chứa trong nhãn giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh và làm tăng chức năng hoạt động của chúng. Chính vì thế, nhãn giúp cải thiện rất tốt tình trạng mất ngủ thường gặp ở người già.

– Nhãn giúp tăng tuổi thọ: Công dụng tăng tuổi thọ này của nhãn được rất nhiều sách cổ về y văn đã từng nói đến. Nhưng xét theo khoa học hiện đại, sở dĩ quả nhãn giúp tăng tuổi thọ là do nó có chứa các hoạt chất chống lại các phân tử gốc tự do có trong cơ thể.

Vì vậy, với cơ chế này, nhãn còn có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

– Quả nhãn rất giàu vitamin C: Trong nhãn rất giàu vitamin C giúp làm đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại nhiều căn bệnh thông thường như bệnh cảm cúm hay cảm lạnh.

– Nhãn phòng bệnh dạ dày: Nhãn tươi hoặc siro được lấy từ cùi nhãn ngâm đường có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị căn bệnh đau dạ dày rất tốt.

– Nhãn giúp cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn giúp tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và hạn chế các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.

Những “tác dụng phụ” phải kể đến khi sử dụng nhãn:

Quả nhãn và long nhãn luôn được xem là một vị thuốc quý. Những tính năng trong bồi bổ sức khỏe của quả nhãn là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, khi ăn nhãnchúng ta cũng cần lưu ý những “tác dụng phụ” của loại quả này:

– Nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong người. Nhiều người không thích ăn nhãn vì nhãn thường gây nóng khiến cơ thể bị nổi mụn.

Ăn nhãn có thể khiến nổi mụn

Đây là một trong những “tác dụng phụ” rất phổ biến của nhãn. Vì vậy, những người hay nóng trong, da có mụn, bị mẩn ngứa thì nên hạn chế ăn quả nhãn để đề phòng tác dụng phụ kể trên.

– Trong nhãn có chứa một lượng chất đường lớn, chúng vừa cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu. Nên những người muốn giảm cân không nên ăn loại quả này và những người có hàm lượng đường trong máu cao cũng không nên sử dụng.

Theo các nhà khoa học, khoảng 300 gam quả nhãn khi được sử dụng cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm. Với người bình thường không sao, nhưng với những người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không hề có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.

Hơn nữa, những người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn quả nhãn.

– Tác dụng phụ “trầm trọng” nhất của nhãn là đối với thai phụ. Với phụ nữ có thai, thể trạng thiên về âm hỏa hư, nóng trong, hay táo bón, rêu lưỡi khô, miệng đắng. Nếu ăn nhiều nhãn sẽ gây nóng trong, ra huyết, đau bụng, nguy hiểm hơn là gây động thai.

Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. Đặc biệt thai phụ 7 đến 8 tháng thì càng cần kiêng nhãn.

Exit mobile version