Trong những bữa ăn hàng ngày, cần tây đã không còn xa lạ gì với con người nhưng ngoài là gia vị thì cần tây còn điều trị mát gan, thanh nhiệt và điều hòa huyết áp
- Tuyệt chiêu lựa chọn những loại thực phẩm rẻ tiền chống ung thư
- Những tác dụng của củ dền đỏ trong điều trị bệnh
- Bật mí những công dụng tuyệt vời chữa bệnh từ gạo lứt
Cây tây mệnh danh là thần dược mát gan, thanh nhiệt
Theo chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Y Dược Hà Nội nhận định, cần tây còn có tên gọi khác là cần cạn, có vị thơm, ưa thích khi hậu ẩm mát và chịu được lạnh, có thể phát triển được ở trong mùa đông – xuân và thường được dùng toàn thân để nấu ăn và còn có thể sử dụng để làm các bài thuốc.
Cần tây có tác dụng và công dụng Dược lý gì?
Theo trang kiến thức Đông Y cho biết, cần tây thường có vị ngọt đắng và có tính lương mát. Cần tây được bổ vào 2 kinh vị và can, nếu sử dụng làm bài thuốc thì có tác dụng bình can thanh nhiệt, giúp làm mát gan, tỉnh não kiện thần, mát phổi cầm ho, trừ phong thấp, có thể cầm máu hiệu quả, giải độc tố…và rất nhiều công dụng khác nữa. Ngoài ra, cần tây còn được sử dụng để làm điều trị bệnh tăng huyết áp và kèm theo đó là các chứng trạng hoa mắt, đau đầu, mắt đỏ, mặt hồng, thần kinh suy nhược…
Trong Y học hiện đại ngày nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cần tây có tác dụng điều trị các bệnh tăng huyết áp. Và cần tây rất thích hợp trong trường hợp tăng huyết áp và kèm theo đó là chứng trạng mặt đỏ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ngủ không yên, mơ nhiều…
Cần tây có tác dụng và công dụng Dược lý gì?
Các bài thuốc điều trị bệnh từ cần tây hiệu quả
Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nhằm điều chỉnh huyết áp cũng như thanh nhiệt để mát gan thì bệnh nhân có thể sử dụng một trong số các bài thuốc sau:
Chữa trị tiểu tiện, mất ngủ: Chuẩn bị rau cần tay 300g, bỏ rễ sau đó rửa sạch và thái nhỏ, xay lấy nước rồi cho một ít mật ong vừa đủ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml, sau khi uống thì hâm nóng lại.
Chữa tăng huyết áp, kèm theo bệnh mạch vành tim, cholesterol máu cao: gốc cần Tây (tươi) 10 gốc, rửa sạch, giã nát, thêm hồng táo 10g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày; liệu trình 15-20 ngày.
Chữa mất ngủ: gốc rau cần Tây liền cả rễ 90g, toan táo nhân 9g (sao cháy đen), sắc nước uống. Chữa nhức đầu: gốc rau cần liền cả rễ một nắm, rửa sạch, giã nát, xào với trứng gà, ăn ngày 2 lần.
Chữa phong thấp đau nhức, viêm khớp: Rau cần Tây tươi, giã vắt lấy nước cốt, thêm đường trắng vào, đun sôi lại, uống thay trà trong ngày.
Các bài thuốc điều trị bệnh từ cần tây hiệu quả
Chữa sản hậu đau bụng: rau cần Tây tươi 300g (hoặc khô 60g), sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng vào, uống lúc đói bụng.
Lưu ý: Nếu không có rau cần Tây tươi, có thể dùng rau cần Tây khô sắc nước uống. Có thể tự chế rau cần khô như sau: rau cần Tây tươi chần qua nước sôi, vớt ra phơi khô trong bóng mát, cất đi dùng dần. Khi thấy huyết áp đã trở lại bình thường, nên ngừng ngay, không nên dùng kéo dài và bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng những bài thuốc từ cần tây.
Nguồn: thuocbac.edu.vn