Những bài thuốc Bắc gia truyền, món ngon từ thuốc Bắc rất tốt

Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Tầm Gửi

Tầm gửi hay còn còn được gọi với tên gọi quen thuộc khác là Chùm gửi, đây là một cây sống ký sinh được xem như một thảo dược được áp dụng vào nhiều Bài thuốc dân gian đặc biệt hữu ích.

Bật mí công dụng trị bệnh từ cây Tầm Gửi

Sơ lược thông tin về cây Tầm Gửi

Tầm gửi có tên khoa học là Taxillus chinensis, cây thuộc họ: Tầm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae). Tầm gửi còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Chùm gửi, Tầm gửi cây gạo, Mộc vệ trung quốc hay Ký sinh cây gạo,…Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh  Việt Nam, cây có thể sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Nó thường sống ký sinh trên thân cây gạo, cây đa hay cây dâu tằm.

Tầm gửi là cây sống ký sinh thường mọc bò và leo. Cây tầm gửi có thân gỗ, chia đốt, giòn và có thể được phủ lông. Lá tầm gửi thường mọc đối xứng, phiến lá có hình oval hoặc hình mác, mép lá nguyên và gân lá hình lông chim. Hoa thường mọc thành cụm, hoa đơn tính hoặc lưỡng tĩnh. Quả nang, hình trụ cầu và có màu vàng.

Theo phân tích từ các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, cây tầm gửi chứa các thành phần hóa học như quercituron, catechin, trans-phytol, afzeline, quercitrin, alpha-tocophenol, quinone,…

Tầm gửi là một loại cây ký sinh

Tầm gửi và một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh

Bồi bổ sức khỏe, mát gan và giải độc

Chữa sỏi bàng quang và sỏi thận

Bài thuốc ngâm rượu với cây tầm gửi gạo

Điểm lưu ý khi sử dụng Tầm gửi

Dược liệu Tầm gửi với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Tuyệt đối không nên uống quá nhiều rượu tầm gửi. Sử dụng liều lượng lớn có thể gây say xỉn và làm giảm chức năng gan.

Tầm gửi gạo là loại thảo dược có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên, các giảng viên Trường Cao đẳng Dược TPHCM cũng cảnh báo khi chọn mua dược liệu, cần thận trọng để tránh mua phải dược liệu giả và kém chất lượng. Dược liệu tầm gửi thật thường có màu đỏ nhạt, tím, màu hồng hoặc màu vàng hơi ngả hồng. Khi sắc dược liệu tầm gửi lên sẽ thấy nước có màu nâu hoặc hơi tím, đặc biệt ở mặt nước có váng nổi lên. Bên cạnh đó nước sắc từ dược liệu này còn có mùi thơm nhẹ như mùi rơm bếp, uống vào có vị ngon và chát nhẹ.

Tầm gửi có thể dùng được cho phụ nữ mang thai. Thế nhưng, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay các thầy thuốc có chuyên môn để biết liều dùng cụ thể.

Exit mobile version