Sâm đất hay còn được gọi với tên khác như Sâm Nam hay Sâm Rừng,…đây là một loại Dược học cổ truyền được sử dụng vào nhiều bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích.
Chia sẻ công dụng trị bệnh từ thảo dược Sâm Đất
Thông tin cần biết về cây Sâm Đất
Sâm đất là một loại cây thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae), có tên khoa học là Boerhavia diffusa L. Sâm đất thường mọc hoang ở rất nhiều nơi ở nước ta, thường tập trung nhiều nhất ở khu vực trung du miền núi.
Đây là một loại cây thân thảo, mọc tỏa ra sát mặt đất, bên ngoài nhẵn và phân nhánh ở phía dưới. Phần rễ của cây sâm đất sẽ phát triển thành củ với màu vàng nhạt.
Lá cây Sâm đất mọc so le với nhau, có dạng hình trái xoan hay hình trứng ngược. Phần gốc của lá thường nhỏ lại lại để tạo thành cuống rất ngắn. Chiều dài của lá sâm đất giới hạn trong khoảng 5cm đến 7 cm, chiều rộng khoảng từ 2cm đến 4 cm. Phiến lá Sâm đất thường dày, phần mép hơi lượn sóng, cả mặt trên và mặt dưới đều có màu xanh bóng.
Hoa sam đất có màu hồng và mọc ở ngọn thân hay các nhánh. Quả sâm đất có kích thước nhỏ, mọng, có màu đỏ nâu khi chín, bên trong có hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh.
Theo chia sẻ của các dược sĩ giảng viên khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, bên trong cây sâm đất có hoạt chất pectin tương đối dồi dào. Ở phần rễ cây có chứa một loại alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01 %. Bên cạnh đó, phần rễ còn chứa các chất khác như tinh bột, gôm, nitrat kalium…
Sâm đất và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Chữa bệnh ghẻ: Dùng 1 nắm lá và 1 nắm rễ cây sâm đất. Sau đó mang rửa sạch nguyên liệu rồi đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị tổn thương do ghẻ.
2. Chữa bệnh tiểu đường: Dùng 75 g sâm đất tươi hoặc 25 g dược liệu này ở dạng khô. Sau đó đem nguyên liệu đi sắc chung với 1lit nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Sử dụng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc duy nhất trong 1 tháng liên tục.
3. Chữa tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém: Dùng 15g đến 30g sâm đất cùng với 15 g đại táo. Sau đó mang rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 1 lít – 1,5 lít nước để uống trong ngày như nước lọc. Lưu ý mỗi ngày chỉ uống đúng 1 thang thuốc.
Sâm đất là một loại cây thảo thường mọc hoang
4. Trị tiểu tiện quá nhiều: Dùng 60 g sâm đất kết hợp cùng với 50 g rễ cây kim anh. Sàu đó cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 550 ml đun trên lửa nhỏ. Tắt bếp ngay khi lượng nước rút xuống còn khoảng 250 ml. Chia nước thuốc làm 2 lần uống/ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 5 ngày.
5. Chữa sỏi thận: Dùng 1 lượng sâm đất khô vừa đủ. Sau đó đem tán nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 10g rồi hòa tan trong 1 lít nước sôi và uống như nước trà hằng ngày.
6. Chữa chứng táo bón: Dùng 30 g lá sâm đất, 20 g rễ đinh lăng, 30 g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20 g lá thiên lý non. Mang tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng táo bón biến mất.
7. Điều trị kiết lỵ: Dùng 100 g lá sâm đất cùng với khoảng 100 g cỏ sữa (có thể thêm 20 g cỏ nhọ nồi nếu có biểu hiện đại tiện nhiều lần). Sau đó cho nguyên liệu vào ấm sắc chung với 400 ml nước lọc trên lửa nhỏ. Khi lượng nước rút còn khoảng 100 ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày. Nên uống khi thuốc còn hơi ấm.
8. Hỗ trợ chữa cao huyết áp: Dùng 12 g sâm đất. Sau đó mang dược liệu đun sôi với nước lọc rồi uống hàng ngày thay trà. Đây là bài thuốc không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn điều hòa tốt hơn lượng cholesterol trong máu.
9. Trị ho lâu ngày: Sử dụng 20 g sâm đất, 20 g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo, 1 con gà nhỏ tầm 400 g. Thực hiện: Gà đem làm sạch rồi cho vào nồi hầm chung với các dược liệu đã chuẩn bị. Sau khi hầm nhừ thì vớt bỏ phần mỡ nổi lên trên và ăn cả cái lẫn nước.
10. Trị chứng mồ hôi trộn: Dùng 60 g sâm đất cùng với 1/2 cái bao tử lợn. Sau đó mang bao tử lợn sơ chế sạch với chanh và nước muối rồi thái miếng vừa ăn. Cho vào nồi hầm nhừ với sâm đất, nêm mếm gia vị cho vừa miệng rồi ăn trong ngày.
11. Chữa chóng mặt, mệt mỏi: Dùng 16 g sâm đất (dùng cả phần rễ và phần thân). Sau đó mang tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đem đun sôi với 250ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 1 tuần các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.
12. Chữa viêm đường tiết niệu: Dùng 75 g sâm đất tươi cùng với 20 g sâm đất khô. Sau đó mang dược liệu ở dạng tươi đem đun sôi với 250 ml nước. Dược liệu ở dạng khô đem tán thành bột mịn. Dùng nước sắc để uống bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
Sâm đất được áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh
13. Khả năng giảm đau xương khớp: Dùng 700 g củ sâm đất tươi. Sau đó mang đi rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm qua nước muối loãng và để ráo. Cho vào bình, đổ khoảng 5lít rượu vào ngâm và đậy nắm kín, để trong 6 tháng. Cho người bệnh uống 2 lần mỗi ngày, 1 lần không quá 25 ml.
14. Bài thuốc giải độc gan: Dùng 10g đến 15 g sâm đất khô. Sau đó mang nguyên liệu đi sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hay cũng có thể tán thành bột mịn để uống. Bên cạnh đó, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày cũng đem lại tác dụng giải độc gan rất tốt.
15. Công năng hồi sức hậu phẫu: Dùng 200 g sâm đất, 300 g sườn lợn, 200 g hoàng kỳ. Thực hiện: Hoàng kỳ đem sắc lấy nước rồi cho sườn lợn đã sơ chế vào ninh mềm. Tiếp đến cho sâm đất vào và đun trên lửa nhỏ tầm 5 đến 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, có thể ăn 2 – 3 lần/tuần.
Điểm lưu ý cần biết khi sử dụng Sâm đất
Qua những bài thuốc bên trên ta có thể thấy sâm đất có giá trị dược lý cao, thế nhưng các bạn cũng cần thận trọng khi dùng. Theo đó, các bác sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Pasteur cũng khuyến cáo rằng không nên sử dụng quá nhiều sâm đất bởi có thể gây độc, nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói hay ra nhiều mồ hôi cần ngưng dùng ngay. Ngoài ra, đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai cần tránh dùng dược liệu này để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.
Hi vọng qua bài chia sẻ về các bài thuốc từ Sâm đất sẽ phần nào giúp các bạn đọc hiểu rõ về loại thảo dược này cũng như trang bị thêm kiến thức y dược cho bản thân. Thông tin bài viết với mục đích tham khảo, nếu có nhu cầu sử dụng để điều trị bệnh các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn trước khi áp dụng những bài thuốc có chứa dược liệu này.